Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

QUI TRÌNH CHỈNH MIXER


Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn QUAN TRỌNG nhất
Chúng ta phải cân chỉnh hệ thống ( bao gồm equalizer, crossover, compressor, limiter, power…) sao cho hoàn hảo trưóc, rồi mới cân chỉnh mixer.

Qui trình :
I/ CẮM DÂY VÀ CHUẨN BỊ
1. Hãy cắm các micro và các nhạc cụ theo thứ tự thích hợp nhất đối với từng người. Nhưng chú ý các micro nên ở một nhóm, và nhạc cụ ở một nhóm.

2.Toàn bộ micro cắm vào jack XLR. Nếu micro là loại dynamic, đừng mở PHANTOM power. Nhưng nếu micro là loại condenser, bạn PHẢI mở PHANTOM power và cắm vào ngõ XLR mới hoạt động được.

3.Nhạc cụ cắm vào jack 6 ly.

4.Nối Send Effect của MICER vô INPUT của Effect, và OUTPUT của Effect vô Return của mixer.

5.Nối L/R master vô Equalizer.

6.Nối Aux out 1 - 2 vô hệ thống ampli-loa kiểm tra.

7.Nếu mixer của bạn có Subgroup, bạn hãy chia chúng theo theo từng nhóm (vd : Ca là nhóm 1,2; nhạc cụ là nhóm 3,4; Trống thùng là nhóm 5,6…)

8.Chỉnh toàn bộ Gain (trim) về vị trí nhỏ nhất (tối đa bên trái), kéo toàn bộ các fader volume ở mức nhỏ nhất

9.Đưa Equalizer của từng đường (Hi, Mid, Lo) về 0 (vị trí ngay giữa).

10.Vặn Aux, Effect, Monitor ….về vị trí nhỏ nhất

11.Chỉnh Pan của các kênh ngay giữa. Nếu bạn cắm stereo vào 2 kênh, chỉnh pan kênh 1 sang tận cùng bên trái, chỉnh pan kênh 2 sang tận cùng bên phải.

II/ CHỈNH GAIN VÀ VOLUME
1.Đưa Master LR lên 0dB, và Subgroup lên -3 dB.

2.Bạn yêu cầu từng ca sĩ, từng nhạc cụ LẦN LƯỢT thử theo thứ tự. ĐỪNG bao giờ thử chung toàn bộ ca sĩ – dàn nhạc khi bạn chưa hoàn thành giai đoạn này.

3.Trong quá trình thử, bạn theo các bước sau :
a/ Đẩy Fader lên - 6 dB
b/ Yêu cầu ca sĩ / nhạc công thử mức trung bình và mức lớn nhất
c/ Tăng Gain lên từ từ cho đến khi nào đèn Clip bắt đầu báo đỏ. Lúc này bạn giảm xuống một ít là vừa, ngay cả khi lúc âm thanh lớn nhất cũng không được báo đỏ. Nếu Mixer có nút PFL thì thật là tuyệt : bạn nhấn nút này xuống, Yêu cầu ca sĩ/nhạc công thử âm thanh ở các mức trung bình và lớn nhất, kế đến bạn tăng gain cho đến khi nào 2 cột đèn LR báo đến 0dB (đối với mức lớn nhất) thì bạn dừng lại.
Phải luôn nhớ rằng:
Trong bất kỳ tình huống nào, đèn đỏ báo Clip cũng KHÔNG BAO GIỜ được sáng đỏ.
Gain là định lượng mức vào, chứ không phải là nơi chỉnh to nhỏ. Vì vậy sau khi chỉnh Gain xong, đừng *****ng đến nó nữa (trừ trường hợp ban nhạc thay đổi volume của họ)
Nếu muốn chỉnh to nhỏ, Volume là nơi bạn cần phải chỉnh và luôn nhớ đến qui tắc Db
Nút PAD: Nếu tín hiệu sau khi đã giảm hết gain mà vẫn còn báo đỏ, nhấn nút PAD xuống, ngay lập tức, tín hiệu sẽ bị giảm 20 dB.

III/ CHỈNH CHẤT TIẾNG
Việc quan trọng nhất, lắng nghe âm thanh bị dư hay thiếu cái gì,
Sau khi đã xác định đuợc chính xác vấn đề, bạn mới bắt đầu chỉnh
Vị trí 0dB: Không có tác dụng, Vặn qua phải, tăng. Vặn sang trái, giảm
1. LO : Thường cố định ở tần số 80Hz hay 100Hz : Tăng/giảm âm trầm. Giúp âm thanh có “lực”, ấm, đầy đặn nhưng nếu qúa sẽ làm âm thanh tối, nghe không rõ, bị ù.
2. MID : Thường cố định ở tần số 800 Hz, 1kHz hoặc 2 kHz. Tăng/giảm âm trung. Giúp âm thanh nghe rõ ràng, trung thực nhưng nếu tăng qúa sẽ làm âm thanh chói, bọng…Nếu giảm qúa sẽ làm âm thanh mờ, không nghe rõ từng chi tiết.
Bạn nên nhớ rằng hầu hết các giọng ca và nhạc cụ đều có tần số từ 200Hz đến 2kHz. (tham khảo bảng tần số của các âm thanh)

3. HI : Thường cố định ở tần số 8kHz hay 12kHz
Tăng / giảm âm cao. Các chữ có “s, x, gi, tr, ch”, các nhạc cụ hihat, cymbal đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi nút này. Nút HI giúp bạn có thể phân biệt được rõ ràng Sanh – Xanh – Tranh – Gianh – Chanh…, nghe ngọt lỗ tai, đuôi của tiếng Verb, Echo nghe rất đã, nhưng nếu đưa lên qúa, sẽ dễ gây ra hú và đứt treble.



4. MID FREQUENCY
Đối với những ai chưa có kinh nghiệm chỉnh âm thanh, Mixer có 3 tone là chọn lựa thích hợp nhất. Chỉ khi nào bạn thật sự hiểu rõ tính chất của từng tần số, bạn hãy chọn EQ có thêm phần Frequency.
Frequency (Freq): thường là Mid Freq, nút này cho phép bạn thay đổi tần số của phần Mid (tiếng trung) từ 200Hz đến 5kHz.
Nút này sẽ hoàn toàn không có tác dụng nếu bạn để nút Mid ở ngay giữa (0dB)
Nếu bạn tăng nút Mid lên 6 dB, có nghĩa bạn đã tăng tần số được xác định bởi nút Mid Freq lên 6dB. Và ngược lại.
Ví dụ : bạn để nút Mid Freq ở tần số 250 Hz, sau đó bạn giảm nút Mid xuống 3 dB, điều đó có nghĩa là bạn đã giảm 3 dB ở khoảng tần số 250 Hz.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm để chỉnh Mid Freq, hãy thử dùng cách này: đưa Mid lên +9dB, sau đó xoay dần nút Mid Freq từ trái sang phải từ từ, lắng nghe để tìm tần số nghe TỆ nhất (bạn phải làm đi làm lại nhiều lần). Sau đó, chỉ việc dùng nút Mid để cắt bớt tần số đó.

Chú ý
Luôn cố gắng bớt chứ đừng tăng. Ví dụ bạn cảm thấy âm thanh hơi tối, thay vì nâng treble, hãy thử giảm bass xem, còn nếu sáng quá, tiếng mỏng, thay vì tăng bass, giảm treble thử xem.

IV/ CHỈNH LOA KIỂM TRA
Sau khi bạn đã hài lòng với độ lớn âm thanh, chất tiếng (EQ), bây giờ là lúc bạn chỉnh loa kiểm tra (Monitor) cho chính nhạc công đó.
Yêu cầu nhạc công tiếp tục thử, tăng nút Aux (mà bạn dùng để nối với hệ thống amp + loa kiểm tra) đến khi nào nhạc công cảm thấy hài lòng. Chú ý, Aux để kết nối Monitor nên là Aux
Pre, để âm lượng sẽ không bị ảnh hưởng lên xuống khi bạn đẩy cần volume. Bạn đừng bao giờ *****ng vào nút Aux này nữa, trừ khi chính nhạc công đó yêu cầu. (nếu không bạn sẽ bị ăn búa !)

IV/ CHỈNH EFFECT
Tất cả mọi thứ đã OK, nếu là nhạc cụ, chắc bạn không cần thêm effect vào (ngoại trừ trống hoặc nhạc cụ thùng như guitar thùng, violin, kèn…)
Bây giờ bạn hãy cho Effect vào
1. Chỉnh Effect Send ở master lên 0 dB, Effect Return ở master lên 0 dB.
2. Đưa effect của kênh lên từ từ cho đến khi bạn hài lòng.
Chú ý
Đèn input của effect chỉ được phép xanh. KHÔNG được đỏ trong bất kỳ tình huống nào.
Effect chỉ được phép nhỏ hơn tiếng thật (tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp nghe gần bằng cũng đã là qúa nhiều)
Sau khi hoàn thành 1 kênh, tiếp tục kênh tiếp theo…
Sau khi đã thử từng kênh, bạn hãy yêu cầu ban nhạc chơi một vài bài. Bạn hãy điều chỉnh lại các giọng ca và các nhạc cụ sao cho hài hoà hơn nữa (bạn hãy dùng fader mà điều chỉnh to nhỏ, đừng nên chỉnh lại các nút gain nếu không cần thiết)
Ngoài ra, chú ý những điểm sau đây :
- Các fader của từng kênh luôn nhỏ hơn Subgroup, và Subgroup luôn nhỏ hơn Master. Nếu các bạn làm ngược lại, các bạn sẽ mất headroom.
- Luôn theo dõi hai cột đèn LR, đừng để cho chúng vượt quá 0dB (để khi ban nhạc bất ngờ đánh lớn hơn bình thường , thì ta vẫn còn khoản headroom dự trữ).
- Lúc nhạc cụ hay giọng ca nào solo chính, ta hãy đưa phần đó lên; còn nếu không thì lại giảm xuống.
- Lúc Micro không sử dụng, lập tức nhấn MUTE để tránh hú.
- Bạn luôn phải nhớ:
• Tăng / giảm 3dB là tăng / giảm độ lớn âm thanh một CHÚT
• Tăng / giảm 6dB là tăng / giảm độ lớn âm thanh mà ta có thể nhận biết rõ ràng.
• Tăng / giảm 10 dB là tăng / giảm độ lớn âm thanh GẤP ĐÔI / MỘT NỬA
- Bạn đừng cố gắng bắt hệ thống âm thanh của mình chịu đựng qúa sức khả năng của nó, nếu không thì bạn phải trả giá rất đắt cho một buổi biểu diễn không thành công và một ngày hôm sau đen tối.
llsoundandlightll@gmail.com 0906715077 - 0956180088

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét