Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010

kỹ thuật âm thanh ( bản đầy đủ nhất )

Phần 1 :

What is Hi-End audio?


Image

Sản phẩm high – end audio là một thứ phương tiện truyền thông để diễn đạt sự tiềm tàng to lớn về trí tuệ và cảm xúc của âm nhạc được giải mã bằng các loại máy hát của chúng ta. Nó còn là sự tái hiện âm nhạc một cách sống động và trung thực, nó tạo ra chiều sâu hơn cho mối liên hệ của chúng ta với âm nhạc.

Sản phẩm Hi-end Audio là sản phẩm sinh ra từ sự cống hiến kết hợp bởi kỹ năng sáng tạo kỹ thuật và cảm hứng âm nhạc của những người say mê âm nhạc và kỹ thuật đầy nhiệt huyết nhằm đưa chúng ta từng bước đến gần với âm nhạc, vượt qua sự cách biệt về không gian và thời gian. Sản phẩm hi-end được thiết kế bằng cảm nhận từ thính giác, được tạo nên bằng chính đôi tay khéo léo của người lắp ráp và nó tồn tại có lập luận nhằm đề cao sự thụ hưởng âm nhạc.

Một sự nhầm lẫn phổ biến ở đa số những người mới chơi dàn máy là âm thanh Hi-end có nghĩa là âm thanh Hi- price (đắt tiền).Theo ý niệm chung trên thị trường hiện nay thì âm thanh Hi-end chẳng có gì trau chuốt hơn thiết bị âm thanh thông thường với vài tính năng mang tính hiếu kỳ và cái thẻ ghi giá tiền được cột theo máy hòng nhắm vào bộ phận những người thành đạt và lắm tiền. Vâng, tính năng và hiệu suất có lẻ chẳng khá hơn nhiều so với các dàn máy thông thường mà bạn có thể nhận ra tại các cửa hàng điện máy thông thường, song vấn đề là ai có khả năng làm điều đó? Hơn nữa, thiết bị Hi-end được xem chỉ để dùng cho công tác huấn luyện, dùng cho những người nghe biết phân biệt, dùng cho các bậc trưởng giả hoặc những người lập dị thích sưu tầm đồ lạ hoặc hay thay đổi và không phải là phương tiện nghe nhạc cần được phổ biến.

Chúng tôi xin khuyên với các bạn rằng Hi-end audio hoàn toàn không đúng với những quan niệm sai lầm như kể trên.

Thứ nhất, cụm từ “Hi-end” có nguồn gốc và quan hệ mật thiết với đặc tính và hiệu quả của sản phẩm Hi-end chứ không phải giá tiền của nó. Nhiều hệ thống âm thanh Hi-end có giá thậm chí còn rẻ hơn so với dàn máy Hi-Fi phổ thông được bày bán ở các cửa hàng thiết bị âm thanh ở các trung tâm. Chúng tôi từng nghe thấy có nhiều hệ thống âm thanh với giá rẻ mà vẫn thể hiện được tất cả các bản chất thực tế của việc tái tạo âm thanh chất lượng cao nhằm đáp ứng khả năng chi phí của đông đảo các bạn yêu âm nhạc hiện nay. Tuy nhiên vẫn có các thiết bị Hi-end với giá tiền rất cao, điều này không có nghĩa là bạn phải bán đi cái đã có của bạn để mua được một hệ thống âm thanh chất lượng cao trang bị trong nhà bạn. Một hệ thống âm thanh hoàn hảo có thể không đắt tiền như bạn nghĩ.

Thứ hai, thiết bị Hi-end audio nhằm truyền đạt sự thụ hưởng âm nhạc chứ không phải thêm vào các tính năng phức tạp hoặc khó sử dụng. Thật vậy, hệ thống Hi-end thì rất dễ sử dụng hơn các hệ thống Mid-Fi (thiết bị thể hiện âm thanh với độ trung thực vừa phải) hiện bán đại trà trên thị trường. Chính vì thế nguyên lý Hi-end là loại trừ các tính năng vô dụng, thay vào đó Hi-end đầu tư hết vào chất lượng âm thanh. Âm thanh Hi-end dành cho những người yêu nhạc chứ không phải những tiếng động sinh ra bởi các phương tiện điện tử (âm thanh điện tử).

Thứ ba, bất kỳ ai nếu yêu thích âm nhạc luôn đề cao giá trị của các thiết bị âm nhạc chất lượng cao. Nó không cần đến những “lỗ tai vàng” (những người có kinh nghiệm và sành điệu trong lĩnh vực âm nhạc và thiết bị tái hiện âm nhạc) để phân biệt hay – dở. Sự khác biệt giữa thiết bị âm nhạc “vàng” và “xoàng” là thể hiện được tính hiện thực tức thời. Sự phản ứng (thích thú và trầm trồ, ngạc nhiên) ấn tượng của một người lần đầu tiên khi thưởng thức một hệ thống Hi-end thực thụ chính là cái mà mọi người vẫn ca ngợi âm thanh Hi-end. Một khi bạn có hứng thú với âm nhạc, bạn sẽ hưởng thụ được nó chỉ bằng chính hệ thống Hi-end. Đó là sự giản đơn của Hi-end.

Cuối cùng, mục đích của âm thanh Hi-end là làm mất đi sự can thiệp của thiết bị đối với âm nhạc và người nghe hưởng thụ được âm nhạc ngay khi nó được phát ra, và chúng ta biết rằng chúng ta đã đạt được trạng thái cao nhất của sự truyền thông giữa người biểu diễn âm nhạc và người thưởng thức âm nhạc. Mục tiêu của Hi-end audio không phải là thiết bị hay máy móc mà là âm nhạc.

Tôn chỉ của Hi-end là đảm bảo rằng tín hiệu âm nhạc được xử lý ít bao nhiêu thì chất lượng âm nhạc hoàn hảo bấy nhiêu. Mạch điện tử, dây dẫn, chức năng điều khiển tone hoặc nút điều khiển và tất cả cấu hình hoặc bộ phận phức tạp khác (gimiicks) … đều có thể làm suy giảm hoặc sai lệch tín hiểu và ảnh hưởng đến hiệu quả thưởng thức âm nhạc. Do đó bạn không cần dùng đến các thiết bị khác như: “Equalizers”, “Spatial enhancers”, “Sub-harmonicsynthesizers"… những thiết bị như thế không chỉ làm xao lãng bản chất âm nhạc mà còn làm cho đường đi của tín hiệu “vòng vèo” không cần thiết giữa người thưởng thức và người biểu diễn, thiết bị Hi-end tối ưu hóa khả năng trực tuyến hưởng thụ âm nhạc. Bớt đi là thêm vào (less is more), bạn hãy nhớ kỹ điều này.

Hãy tưởng tượng bạn đang đứng trên mũi đá ở dãy Grand Canyon, cảm xúc đắm chìm trong sự hùng vĩ của nó. Bạn tận hưởng không chỉ sự mênh mông của những công trình điêu khắc của tự nhiên đồ sộ khoét sâu vào địa cầu, sự sống động và đầy màu sắc. Bạn có thể phân biệt rõ ràng sự trùng lớp của sắc màu trong những lớp đá. Các chi tiết hoàn hảo của cơ cấu khổng lồ này được phân giải một cách dễ dàng và đơn giản khi nhìn vào nó, vì thế nó khắc sâu vào tâm trí của bạn. Sự tương phản giữa sáng và tối làm nổi bật rõ ràng mê cung vô tận từ những kẽ nứt và vết rạn vỡ của thiên nhiên hùng vỹ. Càng nhìn lâu và quan sát kỹ bao nhiêu bạn càng cảm nhận phong cảnh một cách sâu sắc hơn. Sự xúc cảm mạnh mẽ trước sự vẻ đẹp hùng vỹ của kỳ quan thiên nhiên này sẽ làm bạn khó lòng cất bước và bạn sẽ phải nán lại trong sự kính phục đối với tạo hóa đã tạo nên một kỳ quan như vậy trên hành tinh của chúng ta.

Bây giờ hãy tưởng tượng bạn đang phải chiêm ngưỡng dãy Grand Canyon qua nhiều ô cửa sổ đặt xếp lớp trước mặt và các cửa sổ được làm bằng kính. Các tấm kính cửa sổ thì thường không được trong suốt nên ánh sáng sẽ mờ đi khi nhìn qua nhiều ô cửa sổ và xóa đi mất sự phân biệt chi tiết về hình ảnh và màu sắc. Hình ảnh truyền qua mỗi ô cửa sổ sẽ làm suy giảm dần độ trung thực, cuối cùng khung cửa sổ bằng gỗ sẽ giới hạn tầm quan sát của bạn. Kết quả là sau khoảng 4 tới 5 ô cửa sổ thì hình ảnh bạn chiêm ngưỡng sẽ không còn là kỳ quan Grand Canyon nữa. Ngắm nhìn phong cảnh qua nhiều lần cửa sổ như vậy bạn sẽ thấy phong cảnh dường như bằng phẳng và mất hẳn đi chiều sâu.

Thay vì nhận được những cảm xúc một cách trực tuyến và ngay trước mắt từ cái thực tế được đứng ngay tại nũi Grand Canyon, giờ đây những gì bạn cảm nhận được là màu xám, sự u ám, không có sinh khí và nét giả tạo. Thậm chí nó giống như hình ảnh chết được xem trên TV.

Nghe âm nhạc được tái hiện thông qua các dàn máy hát xoàng giống như ngắm nhìn Grand Canyon thông qua nhiều ô cửa sổ nói trên. Mỗi bộ phận trong một dàn máy hát như: CD player (đầu CD), phono turntable (mâm đĩa), Preamplifier (tiền khuếch đại), power Amplifier, Loudspeakers (loa) và dây cáp truyền tín hiệu giữa các thiết bị, dây loa ..... trong một giới hạn nào đó sẽ ảnh hưởng hoặc bóp méo tín hiệu đi qua nó giống như hình ảnh bị suy giảm khi nhìn qua cửa kính không trong suốt hoặc kính màu. Một thiết bị “xoàng “có thể sẽ làm cho kết cấu phối khí âm nhạc mang thêm tính thô kệch và mất chi tiết. Hơn nũa nó còn phủ lên một tấm màn u ám và nặng nề lên tác phẩm âm nhạc ta đang nghe, phá vỡ màu sắc âm hưởng vốn huyền ảo của âm nhạc, nó đồng hóa âm sắc của tất cả các khí cụ âm nhạc trong bản nhạc bằng một cái âm thanh “đều đều“ không thể phân biệt được. Nói tóm lại “khung cửa sổ “ kể trên đó là dàn máy hát mang tính điện tử thời thượng và máy móc thiếu sáng tạo thu hẹp sự phóng khoáng khi thưởng thức âm nhạc vốn là ý đồ nghệ thuạt của tác giả.

Âm thanh Hi-end chủ trương tháo gỡ tối đa những “ô cửa sổ“ làm giới hạn khả năng thưởng ngoạn của người nghe nhạc và làm cho những “ô của sổ“ còn lại trở nên ”trong suốt“. Càng ít “khung của sổ “ bao nhiêu và tác động của nó lên thông tin đi qua nó càng yếu bao nhiêu thì người nghe mới có thể đạt đến gần hơn cái “sống“ trong lúc nghe nhạc và dường như âm nhạc không phát ra từ dàn máy mà hiện ra như thể các nghệ sỹ và dàn nhạc đang chơi trước mặt bạn vậy.

Tại sao nói các sản phẩm âm thanh Hi-end là những “khung cửa sổ“ trong sáng hơn về mặt hiệu quả âm nhạc so với các dàn máy hát nguyên bộ đang bán trên thị trường? Thiết bị Hi-end được thiết kế để “nghe tốt“ vốn bản chất của nó là “nghe thật“. Nó không cần thiết phải được thiết kế để thực hiện tốt theo một chỉ định kỹ thuật chuyên môn nào. Một nhà thiết kế Hi-end thực thụ phải nghe trong suốt quá trình phát triển sản phẩm, thay đổi các bộ phận thiết kế và thử đi thử lại với các kỹ năng khác nhau cho đến khi nào tạo ra âm thanh thật hoàn hảo. Ông ta kết hợp kỹ năng kỹ thuật và cảm xúc âm nhạc để làm ra một sản phẩm có thể truyền tải âm nhạc tốt nhất đến cho người nghe. Sự cống hiến này thường trở thành sự say mê đầy nhiệt huyết, mất hàng trăm giờ để nghe và phải tận tụy, chăm chú đến từng yếu tố có thể ảnh hưởng đến âm thanh.

Thiết bị âm thanh phổ thông thường được thiết kế để trông “bắt mắt” với nhiều tính năng không cần thiết cho âm nhạc đích thực như đèn báo nhấp nháy xanh đỏ, nhiều nút chỉnh, equalizer…

Một ví dụ bổ ích của vấn đề này là “cuộc chiến THD” vào thập niên 70-80. THD viết tắt xủa cụm từ Total Harmonic Distortion có nghĩa: Sự méo (nhiễu) sóng điều hòa toàn phần (trong công nghệ ghi âm). THD là chỉ tiêu kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi và được xem như là tiêu chuẩn để so sánh chất lượng của ampli bởi những người tiêu dùng không có kiến thức vững về lãnh vực âm thanh. Chỉ số THD càng thấp thì khả năng lĩnh hội để đạt tính trung thực của âm thanh càng cao. Điều này đã thuyết phục các công ty điện tử khổng lồ sản xuất các sản phẩm với chỉ số THD thấp. Nó trở thành cuộc tranh đua giữa các nhãn hiệu để có nhiều số zezo trong chỉ số thập phân THD (ví dụ 0.001%).

Mặc dù THD thấp là chủ trương thiết kế thích đáng. Song một vấn đề là bằng cách nào mà người ta có thể cảm nhận được những chỉ số THD cực thấp đó. Kỹ thuật để giảm thiểu sự nhiễu, méo trong ampli được gọi là: “feedback” (sự hồi tiếp hặc sự hoàn ngược) – tham gia vào tín hiệu đầu ra đồng thời đưa nó quay ngược về tín hiệu đầu vào. Chỉ số THD thấp đồng nghĩa với việc phải tăng cưởng các tầng khuyếch đại có hồi tiếp nhưng điều này lại là nguyên nhân của việc làm thoái hóa chất lượng âm nhạc của ampli vì nhiều tầng khuyếch đại đồng nghĩa với “thêm nhiều ô cửa kính” khi bạn ngắm cảnh, có chắc các ô cửa kính đó thật trong suốt hay không?! Thật đáng buồn, những ampli có chỉ số THD thấp nhất thì thường có chất lượng âm thanh kém đến thậm tệ.

Image
Một ví dụ minh họa sự khác biệt to lớn giữa các nhà sản xuất thiết bị âm thanh “thị trường” và quan niện của các công ty Hi-end luôn nhắm vào chất lượng âm thanh. Các nhà sản xuất Hi – end luôn nhắm vào chất lượng âm thanh của sản phẩm hơn là cách thức hoạt động của các sản phẩm để biểu diễn ở các phòng trưng bày. Các nhà thiết kế Hi-end biết rõ rằng những người nghe có cảm xúc âm nhạc sẽ mua sản phẩm của họ dựa trên nền tảng âm thanh chất lượng cao mà không phải các chỉ định trên tờ bướm.

Sản phẩm Hi-end không chỉ được thiết kế bằng tai mà còn được làm bằng tay theo công nghệ thủ công của những người có trình độ kỹ thuật cao trong lĩnh vực âm thanh và họ luôn tự hào kỹ năng và công việc của họ. Những người lắp ráp thường tự mình nghe và xây dựng sản phẩm bằng chính tâm sức của mình như là làm ra nó để sử dụng trong chính ngôi nhà của mình.

Âm thanh Hi-end là gì? Thiết bị âm thanh Hi-end là gì?

Đó là khi thiết bị âm thanh bị quên lãng, gần như thay vào đó là ban nhạc ngay trong phòng nghe nhạc của bạn. Đó là khi bạn có cảm giác tác giả và người biểu diễn vượt qua không gian và thời gian đang ở trước mặt bạn. Đó là niềm xúc cảm khó tả cuồn cuộn dâng trào mà tác giả, bằng cách nào đó, đã sử dụng để mã hoá trong sự phối hợp của âm thanh.

Đó là khi thế giới vật chất biến mất, chỉ còn lại duy nhất âm nhạc và tiềm thức của bạn.

Đó chính là Hi-end.

Phần 2 :
Set-up hệ thống Hi-End

PHÒNG NGHE, CÁC VẬT LIỆU HÚT ÂM VÀ TẢN ÂM:


Image

Nếu như lần đầu tiên bạn sắm cho mình một bộ dàn máy Hi-End, hãy bắt đầu bằng việc quyết định xem căn phòng nào sẽ là nơi làm phòng nghe nhạc. Hãy đo chiều cao, rộng và chiều sâu của phòng nghe. Ghi nhớ xem trong phòng có các loại đồ đạc gì. Tất cả các số liệu này sẽ được người bán hàng xem xét để cho ý kiến, nếu không, bạn có thể nhờ một chuyên gia âm thanh tư vấn cho bạn một bộ dàn hợp lý nhất.

Phòng nghe hay nhất là phòng có trần cao, sán chắc chắn và tường không được quá phản âm (nhiều bê-tông, kính) cũng như không được quá hút âm (quá xù xì hay treo nhiều thảm). Về tỷ lệ, một phòng nghe có hình hộp với chiều dài lớn hơn chiều rộng và chiều cao là hợp lý nhất. nếu phòng có 3 chiều cao, rộng, dài gần bằng nhau như hình lập phương là phòng nghe rất khó set-up hệ thống Hi-End nếu không bố trí vật liệu xử lý âm học.

Trong khi tiếng trầm và trung trầm ít ảnh hưởng bởi việc thay đổi vị trí đặt loa thì phần âm trung cao và cao sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn. Các yếu tố như đồ đạc nội thất, thảm trải nền, các tấm hút âm có thể tác động đến sự phản xạ hoặc tán xạ âm thanh. Bằng cách thêm hặoc bớt các đồ vật, vật liệu hút âm, phản âm trong phòng nghe sẽ có tác động nhất định tới chất lượng âm thanh. Liều lượng bao nhiêu là đủ, phụ thuộc vào từng căn phòng cụ thể và sau các lần thực nghiệm bạn sẽ có đạ được một phòng nghe cân bằng âm sắc tốt nhất theo ý mình.

Vị trí tập trung bố trí các vật liệu âm học là bức tường sau loa, dọc tường bên và tường sau người nghe. Nên bố trí xen kẽ các tấm hút âm và tản âm để tạo được hiệu ứng âm học tự nhiên nhất. Nếu trần thấp, có thể phải dán vật liệu tiêu âm lên trần, nếu trần cao hơn 3m, bạn có thể không cần xử lý cũng chấp nhận được.

Tuy nhiên, trong phòng nghe không phải cứ có nhiều vật hút âm là tốt. Kinh nghiệm cho thấy để âm thanh có “vẻ đẹp” quyến rũ, cần phải phối hợp hài hoà các vật liệu hấp thụ âm và tán xạ âm thanh, tạo cho phòng nghe một độ vang âm nhất định mang lại cảm giác âm nhạc tự nhiên.

SẮP XẾP LOA VÀ VỊ TRÍ NGỒI NGHE:

Image

Image

Một khi đã xác định được phòng nghe và bộ dàn Hi-End đã được mua về nhà, việc sắp đặt từng thiết bị ở đâu sẽ là công việc tiếp theo. Hãy bắt đầu bằng việc xác định vị trí của cặp loa. Bạn sẽ dự kiến để loa theo chiều dọc hay chiều ngang của căn phòng? Tuy nhiên để có âm thanh hay nhất bạn cần đo chiều rộng của bức tường phía sau loa và chia nó ra thành 3 phần; con số này là khoảng cách tương đối giữa tường cạnh loa và loa (ví dụ như một căn phòng có tường sau loa rộng 4,5m, khoảng cách giữa hai loa tối thiểu phải đặt được cách nhau là 1,5m).

Loa cũng phải được đặt cách tường phía sau và tường bên cạnh tối thiểu vào khoảng 90cm. Loa càng để sát tường phía sau càng có lợi về tiếng bass, song nếu quá gần, bass nhiều sẽ làm trung âm mất bớt chi tiết, đưa hai loa cách ra xa nhau thì không gian lập thể được tăng cường. Nhưng nếu khoảng cách này quá rộng, bạn sẽ cảm thấy có một “khoảng trống âm thanh” ở chính giữa hai loa, âm hình sẽ trở nên không chặt chẽ.

Tiến hành theo các bước hướng dẫn trên bạn sẽ có một âm thanh tốt nhất. Để kiểm tra âm sắc, bạn nên nghe thử các đĩa CD quen thuộc. Sử dụng một đĩa CD có âm thanh toàn dải sẽ giúp bạn điều chỉnh những mất cân đối về âm sắc.


Sau khi các thực nghiệm về sự cân bằng âm sắc đã hoàn thiện, bạn sẽ tiếp tục điều chỉnh về điểm hội tụ âm hình. Khi bạn lắng nghe một giọng hát từ CD kiểm tra, giọng ca phải cảm nhận như phát ra từ tâm điểm của âm trường (vị trí chính giữa hai loa). Nếu như giọng hát có vẻ phát ra trực tiếp từ một loa hoặc tiếng hát như bị “văng” lung tung, không “chụm”, thì bạn cần phải có sự điều chỉnh thêm về vị trí đặt loa. Xoay hai mặt loa hướng vào vị trí ngồi nghe theo kiểu hình tam giác (hai loa và vị trí ngồi nghe là các đỉnh của một tam giác) là một trong những phương pháp kinh điển xử lý điểm hội tụ âm thanh . Âm thanh lập thể tái tạo tốt sẽ tạo ra hình ảnh trong không gian của các nhạc cụ trong dàn nhạc. Lý tưởng nhất là nếu thay đổi vị trí ngồi nghe cũng không có cảm giác thay đổi nhiều về vị trí dàn nhạc.

PRE VÀ POWER – AMPLI:

Vị trí lắp đặt thiết bị audio cần tránh xa khu vực từ trường, các thiết bị nên đặt trên một mặt phẳng cách ly và giảm rung. Ampli nên đặt càng gần loa càng tốt, như vậy sẽ giảm thiểu chiều dài của dây loa. Nếu như khoảng cáh giữa pre và power – ampli quá 2m, bạn nên dùng loại dây bọc kim chống nhiễu (shielded) để giảm tạp âm. Thiết bị có cổng kết nối XLR (balance) cho âm thanh ít nhiễu hơn, đặt biệt khi phải sử dụng dây tín hiệu dài.

Với các thiết bị sử dụng bóng đèn, nên điều chỉnh thiên áp (bias) theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc cứ mỗi năm một lần. Bởi lẽ, đặc tinh của đèn sẽ thay đổi theo thời gian sử dụng, do vậy phải điều chỉnh theo định kỳ và thay thế bóng đèn công suất (khoảng 2 năm) và đèn tiền khuếch đại (sau 3 – 4 năm). Tối ưu hoá các thiết bị và tín hiệu truyền dẫn bằng cách sử dụng dây tín hiệu, dây loa càng ngắn càng tốt và càng đảm bảo rằng các đầu giắc thật chắc chắn, và thường xuyên làm sạch định kỳ. Nên đặt đầu đọc CD và Tuner cách power ampli và pre – ampli tối thiểu khoảng 0,5m nhằm tránh xung nhiễu nội bộ giữa các thiết bị. Và bạn cũng nên tránh để dây tín hiệu quấn vòng cùng hoặc đi song song với dây điện nguồn, nếu không, có thể bị ù nhiễu.

ĐẦU ĐĨA CD VÀ ĐẦU ĐĨA THAN:

Một vài kỹ thuật trình bày ở trên có thể áp dụng đối với đầu đọc CD và đầu đĩa than nhằm cải thiện chất lượng âm thanh. Phần cơ đầu đọc cần được đặt trênmột mặt phẳng chắc chắn, chống rung. Có thể đặt thêm vật nặng (như một phiến đá xẻ dày 2-3 cm) trên nóc đầu đọc giảm thiểu rung động của phần chassis máy, tăng độ rõ nét và chi tiết âm thanh (trên thị trường có bán những cục chặn đặc biệt dùng cho việc này). Khi nghe đĩa than, nên tắt đầu đọc CD để tránh xung nhiễu, ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh analog.

Thông thường có 4 loại dây kết nối digital đó là: plastic fiber optic, glass fiber optic, standard coaxial (đồng trục 75 ohm) và AES/EBU (đồng trục balance 110 ohm). Trong số này dây plastic optic có dải băng thông hẹp nhất. Nếu như bộ cơ transport có nhiều kiểu kết nối digital, hãy kết nối thử tất cả các loại để tìm ra loại phù hợp nhất. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm kết nối bằng coaxial hoặc XLR thường tiện dụng và cho âm thanh hay nhất.

NGUỒN ĐIỆN CHO HỆ THỐNG HI–END:

Trong hệ thống Hi-End, nguồn điện có vai trò quan trọng. Một bộ nguồn khoẻ, có dòng điện sạch sẽ ít tạp nhiễu là điều kiện căn bản để hệ thống của bạn thể hiện được đẳng cấp Hi-End. bản thân các thiết bị Hi-End vốn rất nhạy cảm và tinh tế, một vài tạp nhiễu hoặc tiếng ù sẽ bị khuếch đại và đưa ra loa gây ra sự khó chịu cho người nghe. Chính vì vậy bạn cần dành sự chú ý thích đáng cho bộ nguồn.

Trong khi các bộ lọc điện là cần thiết, đáng đầu tư, thí dây cáp nguồn cũng có vai trò rất quan trọng và hoàn toàn không rẻ. Nếu bạn có điều kiện, bạn nên sử dụng dây nguồn 3 chân và ổ cắm 3 châm có kết nối với đất. Chọn loại phích cắm thất tốt, tránh hiện tượng mô – ve, đánh lửa ở đầu cắm hoặc dòng tiêu thụ lớn gây nóng chảy đầu cắm nhựa.

Tất cả các chú ý nói trên chỉ là nhửng gợi ý có tính hướng dẫn. Do đó, khi vận dụng để set up bộ dàn của mình, các bạn nên thử test theo nhiều cách khác nhau để có được âm thanh hay nhất đối với hệ thống Hi-End của mình.

Theo Tạp chí Nghe Nhìn

Phần 3 :

Để Khai Thác Tối Đa Hiệu Quả Âm Thanh Của Phòng Nghe Nhạc


Để thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn và phát huy tối đa khả năng trình diễn của một dàn máy, chúng ta cần quan tâm tới chất lượng của phòng nghe. Một phòng nhạc bố trí không hợp lý sẽ làm cho một hệ thống âm thanh có giá trị trở nên tầm thường. May mắn thay, chúng ta đã có những” mẹo” thật đơn giản có thể cải tạo được phần nào chất lượng âm nhạc cho phòng nghe của mình mà không cần phải đầu tư nhiều công sức hay tiền bạc. Một trong những cách điển hình là

I/ Thay đổi Vị Trí Đặt Loa

Vấn đề thường gặp ở những phòng nhạc là vị trí đặt loa không thích hợp. Một vị trí đặt loa đúng có thể tạo ra hiệu ứng cân bằng về âm sắc, nâng cao chất lượng âm bass, cũng như làm cho âm nhạc có chiều sâu và lan rộng hơn. Chúng ta hãy thử thay đổi vị trí đặt loa trong phòng nhạc của mình bằng cách dịch chuyển từ từ vị trí hiện tại của loa đến môt điểm nào đó ta sẽ có cảm giác âm thanh khác lạ và hay hơn trước, Đó là “ Vị Trí Đúng” của loa.

1. Mối liên quan giữa vị trí đặt loa và người nghe : nên đăt loa ở vị trí tạo thành một góc tam giác với người nghe. Ở vị trí này người nghe sẽ cảm nhận chất lượng âm nhạc đầy đủ nhất, âm thanh sống động và đầy màu sắc hơn.

2. Vị Trí đặt loa và tường phòng : Loa được đặt gần vách tường hay các góc phòng sẽ cho chúng ta âm bass mạnh mẽ và sôi nổi hơn. Tuy nhiên âm Bass sẽ thiếu trung thực nếu đặt quá gần tường và góc phòng.

3. Vị trí người nghe và loa cũng quyết định đến cường độ âm cộng hưởng (âm vang) trong phòng. Người nghe càng ngồi xa vị trí loa thì càng nghe rõ âm cộng hưởng. Khi mức độ cộng hưởng âm của phòng giảm đi, âm bass sẽ nổi bật và sống động hơn.

4. Âm nhạc phát ra từ loa càng di chuyển xa trong phòng thì chiều sâu về âm sắc của nó càng nhiều và giàu hình ảnh hơn.

5. khoảng cách về chiều cao giữa người nghe và vị trí loa cũng tạo được hiệu quả cân bằng về âm sắc.

6. Đặt loa theo kiểu Toe-in: Là bố trí loa sao cho tạo ra được một “góc nhìn hợp lý” từ vị trí loa đến vị trí người nghe, hệ thống loa có khuynh hướng nghiêng về phía người nghe. Tại sao chúng ta phải đặt loa theo cách này?

Thật ra mối quan hệ về mặt hình học giữa vị trí người nghe và vị trí của hai loa là vô cùng quan trong. Nếu như không bàn đến phòng nghe nhạc thì mối quan hệ này có tính quyết định đến chất lượng của âm nhạc.

Người nghe nên ngồi ngay vị trí “chính xác” giữa hai loa, bảo đảm khoảng cách từ mỗi loa đến” vị trí nghe” phải lớn hơn khoảng cách của chính hai loa. Khoảng không gian chênh lệch này được gọi là “sweet spot” hay “ vị trí đúng” ( xem hình minh họa). Ngay vị trí này, người nghe sẽ cảm nhận được đầy đủ nhất nhạc tính của âm nhạc, âm nhạc sẽ sống động và mạnh mẽ hơn.

Nhìn chung, vị trí nghe càng gần loa người nghe sẽ có cảm giác âm nhạc gần gũi và “ trực tiếp” hơn. Trái lại, nền nhạc sẽ lan rộng và “mênh mông” hơn khi vị trí nghe có khuynh hướng cách xa loa.

Một “ góc nghe” hợp lý sẽ cho chúng ta một nền nhạc bao la đầy màu sắc.

Dựa vào mối quan hệ hình học về “góc nghe” này, chúng ta có thể sắp đặt vị trí loa và người nghe theo nhiều cách:

- Khoảng cách giữa loa và người nghe gần hơn ( đồng thời khoảng cách giữa các loa cũng gần hơn)

- Khoảng cách giữa loa và người nghe xa hơn ( đồng thời khoảng cách giữa các loa cũng xa hơn)

Tóm lại, thiết kế một vị trí đặt loa thích hợp cho phòng nghe nhạc, chúng ta sẽ có được chất lượng âm nhạc tốt hơn, sống động và đầy màu sắc hơn.

Cách bố trí loa hướng vào TOE-IN sẽ làm tăng cường hiệu ứng Stereo. Cách bố trí này sẽ giảm sự ảnh hưởng của hai bên tường tới chất lượng âm thanh.

Lưu ý: Đỉnh của tam giác phải trước vị trí ngồi nghe khỏang 20-30 cm


Image

D1: Khỏang cách giữa 2 loa

D 2: Khỏang các từ 2 loa đến

D 3: Khỏang cáh giữa vị trí ngồi và tường phía sau

Image

II. Các rắc rối thường gặp của phòng nghe và cách xử lý.

1. Chưa xử lý tốt vấn đề “ mặt phẳng song song”

Có lẽ rắc rối thường gặp và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng âm thanh của phòng nhạc là do chúng ta chưa xử lý tốt vấn đề “mặt phẳng song song”. Vậy “mặt phẳng song song” là gì?

Khi đặt hai mặt phẳng có tính phản xạ âm đối diện với nhau trong phòng nhạc , sẽ xãy ra hiện tượng “ Flutter Echo” hay còn gọi là “phản xạ âm”. Đây là một tiếng “ngân vang”, khi âm thanh chính đã “tắt” trong quá trình di chuyển, trong khi âm thanh phản xạ của nó vẫn còn tồn tại.

Có thể mô tả hiện tượng này tương tự như khi bạn vỗ tay trong một căn nhà trống, bạn sẽ nghe được một âm thanh “vọng lại” trong không khí sau khi đã ngưng hành động vỗ tay một lúc.

Tiếng “Flutter Echo” này có ảnh hưởng rất nhiều đến âm trung và âm treble.

Tuy nhiên chúng ta vẫn có cách khắc phục chúng . Trước tiên phải tìm hiểu xem hai mặt phẳng song song nào đã tạo ra “phản xạ âm”, sau đó dùng những vật liệu có tính khuyếch tán âm hoặc hấp thu âm đặt lên trên mỗi mặt phẳng. Có thể dùng những vật liệu rẻ tiền và sẳn có như tấm màn treo cửa sổ hoặc tấm thảm trải sàn.

Như vậy điều tối kỵ cho phòng nghe nhạc là tồn tại 2 mặt phẳng có tính phản xạ âm song song với nhau. Ví dụ 2 tường bên nhẵn phẳng hoặc trần và nền cũng như tường phía trước và sau lưng chưa được xử lý.

Xử lý "mặt phẳng song song"bằng cách dán hai bên tường các vật liệu hút âm

2. Sàn và vách chưa được cách âm tốt

Thông thường chúng ta hay đặt loa cạnh các vách tường hay sàn phòng. Khi dàn âm thanh hoạt động, âm nhạc từ loa sẽ đi trực tiếp đến tai người nghe. Ngoài ra một phần năng lượng của chúng bị phản xạ trở lại do các vách tường, sàn và trần nhà. Các tín hiệu âm phản xạ này “đan xen” vào tín hiệu âm nhạc chính và “triệt tiêu” lẫn nhau làm cho chất lượng âm nhạc giảm đi đáng kể

Tuy nhiên hai tín hiệu âm thanh này có thời gian di chuyển khác nhau, vì vậy tín hiệu âm phản xạ cũng đến tai người nghe chậm hơn do quãng đường đi của nó dài hơn. Điều này làm cho người nghe có cảm giác chất lượng âm nhạc không đồng bộ và mất cân bằng về âm sắc.

Cùng một loại loa và cùng chất lượng như nhau, nhưng khi được đặt ở những phòng có diện tích khác nhau sẽ cho tín hiệu âm phản xạ khác nhau. Để khắc phục tình trạng “phản xạ âm” một cách đơn giản và ít tốn kém, người ta cũng sử dụng những vât liệu có tính hấp thu âm hay khuyếch tán âm có sẳn như các tấm màn hay thảm, treo chúng lên các vách tường ở vị trí giữa loa và người nghe.

Có vài cuộc tranh cãi giữa các “cư dân high-end” về vấn đề: “âm phản xạ”- nên được hấp thu hay khuyếch tán?

Nhóm ủng hộ “khuyếch tán” cho rằng, các sóng âm phản xạ có biên độ thấp sẽ dễ dàng lan truyền rộng khắp trong không gian, tạo điều kiện tốt cho âm nhạc “ bay bỗng” hơn.

Nhóm ủng hộ “hấp thu” thì giải thích như sau: Tín hiệu âm phản xạ khi đi lẫn lộn với âm thanh chính được phát ra trực tiếp từ loa, chúng có thể làm suy yếu âm thanh này, dẫn đến chất lượng âm nhạc cũng giảm đi đáng kể.

Lưu ý rằng, chúng ta không nhất thiết phải xử lý toàn bộ phòng âm để giải quyết vấn đề “phản xạ âm”. Thực ra tín hiệu “âm phản xạ” này chỉ xuất hiện ở một vài vị trí trên tường mà thôi.

Ở tần số trung và cao, tín hiệu âm thanh hoạt động tương tự như các tia ánh sáng vậy, do đó chúng ta chỉ cần tìm đúng các “điểm phản xạ” trên tường và xử lý chúng.

3. Âm Bass quá dày và cứng

Âm bass quá “dày” và “cứng” là nỗi phiền phức đối với những người chơi nhạc. Quá trình cộng hưởng âm của phòng, vị trí đặt loa không đúng, hay chất lượng của loa quá xấu là nguyên nhân chính gây ra “vấn nạn” trên.

Một thiết bị đơn giản, rẻ tiền nhưng hoạt động rất hiêu quả có tên là “ Tấm tiêu âm” sẽ giải quyết được tình trạng này.

“Tấm tiêu âm” có thể đứng riêng biệt một mình hoặc treo trên tường, sao cho mặt phẳng của nó tiếp xúc với vách tường. Trên bề mặt của thiết bị này có khoét nhiều lỗ nhỏ, có tác dụng “thu hút” những sóng âm có tần số thấp. Đặc biệt các nút điều chỉnh được thiết kế sẳn, cho phép chúng ta chọn lọc tần số, băng tần của sóng âm cần xử lý.

Ngoài ra chúng ta cũng không nên bỏ qua “ vị trí đặt loa”.Nếu đã điều chỉnh vị trí của loa rồi mà chất lượng âm bass vẫn chưa cải thiện, lúc này hãy nghĩ đến việc thay thế một bộ loa khác.

4. Chất lượng âm thanh xấu do đặt những vật có tính” phản xạ âm” gần loa.

Các thiết bị ngoại vi hay vật dụng có kích thước lớn đặt trong phòng cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh của loa. Một cửa sỗ nằm phía sau loa, những loa sub…hay thậm chí là bộ khuyếch đại công suất được đặt nằm trên sàn nhà đều có khả năng làm giảm chất lượng âm thanh của phòng nhạc.

Chúng ta nên thay đổi vị trí các vật này hoặc hạn chế ảnh hưởng của chúng đến chất lượng âm thanh. Chẳng hạn như đối với cửa sỗ nằm phía sau loa, ta có thể treo một tấm màn hoặc drap mỏng nhằm hạn chế mức độ “phản xạ âm” của nó.

Image

Phía sau và 2 bên góc của loa có treo các tấm tiêu âm ( ảnh trên )

Những Điều Nên Làm Và Tránh Đối Với phòng nghe nhạc

Sau đây là tóm tắt ngắn gọn những phương cách đơn giản nhưng rất thực tiển và hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng âm thanh của phòng nghe nhạc.

Vị trí loa : Chúng ta có thể hình dung , vị trí của một ngôi nhà sẽ quyết định đến giá trị của ngôi nhà đó. Tương tự như vậy, vị trí đặt loa trong một phòng nhạc sẽ quyết định chất lượng âm nhạc của phòng. Vì vậy khi cần xử lý âm để cải thiện chất lượng âm cho một phòng nhạc, điều đầu tiên chúng ta nên quan tâm là “ vị trí loa”.
Diện tích phòng: Khi chuẩn bị thiết kế một phòng nghe nhạc, chúng ta nhất định phải chú ý đến các thông số về kích thước ( chiều dài , chiều rộng và chiều cao). Đây là yếu tố rất quan trọng trong thiết kế phòng nhạc. Chất lượng âm nhạc phụ thuộc nhiều vào các yếu tố này.
mặt phẳng song song: Nếu phòng nhạc của bạn có hai mặt vách tường nằm đối diện nhau, điều này sẽ gây ra hiện tượng “ phản xạ âm”. Cách đơn giản nhất để khắc phục “phản xạ âm” là tận dụng những vật liệu có sẳn như tấm thảm trải sàn , tấm drap…treo hoặc dán lên hai bề mặt của vách tường.
Tường và trần : Tường và trần là tác nhân chính của “phản xạ âm” và “méo âm”. Chúng ta chỉ cần hạn chế đặc tính phản xạ của chúng bằng những vât liệu có tính hấp thu hay khuyếch tán âm như tấm xốp, thảm trải sàn, tấm drap...
vật mang tính phản xạ và loa : hạn chế đặt những vật có đặc tính phản xạ gần với loa như: Bộ khuyếch đại công suất, giá để loa…Vì các vật này sẽ hạn chế khả năng trình diễn âm nhạc của loa. Chúng ta có thể di chuyển chúng về vị trí phía sau loa hoặc che phủ chúng bằng những vật liệu có tính hấp thu âm.
Chiều cao và độ dốc của phòng : Một phòng nhạc có thiết kế trần cao và độ dốc hợp lý sẽ hạn chế được tình trạng “phản xạ âm” giữa trần và sàn phòng. Với phòng nhạc như thế này, nếu chúng ta chọn vị trí đặt loa ở điểm có trần thấp nhất ,dàn loa sẽ cho chúng ta âm bass sâu và mượt mà hơn.
Vật liệu hấp thu âm tần số cao và âm tần số thấp: Thông thường trong một phòng nhạc, vật liệu hấp thu âm tần số cao chiếm đa số so với vật liệu hấp thu âm tần số thấp. Điều này khiến cho độ “ vang âm “ của phòng không đồng bộ, âm bass cũng trở nên dày đặc và không sống động.
Thay đổi vi trí nghe nhạc : “sóng âm đứng” do âm thanh tạo ra sẽ hình thành các “vùng tỉnh” tại những vị trí có áp suất cao và thấp nhất của phòng. Điều chúng ta cần làm lúc này là thay đổi vị trí người nghe đến khu vực có áp suất cân bằng, xa tường phòng.
Triệt tiêu sóng đứng : Đối với các đồ vật trong phòng, nếu chúng ta biết xếp đặt chúng một cách có tính toán sẽ loại trừ đươc “sóng âm đứng”. Những vật có kích thước lớn nên được đặt phía sau vị trí người nghe nhằm khuyếch tán các sóng phản xạ từ phía sau.

Phòng Nghe Nhạc “Đạt Tiêu Chuẩn”

Một phòng nghe nhạc được xem là “ đạt tiêu chuẩn “ sẽ được thiết kế dựa trên các thông số về kỹ thuật như sau: chiều dài 7m rộng 4,8m, trần phòng cao và thông thoáng, độ dốc của trần cũng được tính toán hợp lý.

Sàn phòng được trải thảm ( có tác dụng hấp thu sóng âm tần số cao và hạn chế hiệu ứng “ rung âm” giữa sàn và trần phòng).

-Mặt trước của tường nên treo một tấm màn mỏng, đối với cửa sổ cũng được xử lý tương tự như vậy.

- Phía sau lưng người nghe nên là vật liệu hấp thụ âm để tránh âm thanh phản xạ ngược về tai người nghe.

-Các thiết bị xử lý âm nên đặt ngay góc tường, phía sau hệ thống loa.

- Tạo ra những vùng” thiếu ánh sáng” cho phòng, vì bóng tối trong phòng có khả năng hạn chế độ “rung” của tín hiệu âm tần số thấp cũng như âm bass phản xạ.

- Tính toán khoảng cách thích hợp giữa vị trí loa và mặt sau của tường phòng.

- Không đặt những vật có tính phản xạ gần loa.

- Bộ khuyếch đại công suất nên đặt phía sau loa.

Một phòng nghe nhạc được thiết kế dựa trên những tiêu chí kỹ thuât như trên nhất định sẽ cho chúng ta chất lượng âm thanh hài lòng nhất, các thiết bị âm thanh của chúng ta sẽ có dịp trình diễn hết khả năng của chúng.

Sơ Lược Về Nguyên Lý Âm học

Thật ra chúng ta vẫn có thể tạo ra được những âm thanh như mong muốn từ các thiết bị âm thanh của mình mà không cần phải” thông suốt” về khái niệm âm thanh, âm học. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tìm hiểu và nắm rõ cách thức hoạt động của âm thanh trong một phòng nghe nhạc như thế nào?

Nguyên Tắc Cộng Hưởng Âm Trong Phòng Nghe Nhạc

Cộng hưởng là qúa trình “rung động” của một vật ở một tần số tự nhiên của vật đó, chất liệu và kích thước của vật cũng quyết định đến qúa trình này. Cộng hưởng diễn ra quanh chúng ta mọi lúc, mọi nơi. Tiếng chuông ngân, tiếng bật nắp của một chai soda…cũng xãy ra cộng hưởng.

Để hiểu về hiện tượng này một cách thấu đáo hơn, chúng ta hãy xem qua ví dụ sau đây:

Một cô ca sĩ khi cất lên tiếng ca có thể làm vỡ chiếc cốc thủy tinh bằng chính giọng hát của mình. Có thể giải thích hiện tượng này như sau:

Thật ra bản thân cô ca sĩ không phải là tác nhân làm vỡ chiếc cốc. Khi giọng ca của cô ta chạm đến tần số cộng hưởng của không khí bên trong chiếc cốc, năng lượng từ giọng ca càng được tăng cường thêm do qúa trình cộng hưởng, đến một giới hạn nào đó, bản thân chất liệu làm nên chiếc cốc không thể chịu đựng nổi áp lực này, chiếc cốc sẽ vỡ tan ra.

Là những người say mê âm nhạc, chúng ta không thể không quan tâm đến “cộng hưởng âm”. Sự tăng cường cộng hưởng trong một không gian khép kín như phòng nghe nhạc là điều thú vị đáng quan tâm đối với những “cư dân” mê âm thanh.

Không gian trong phòng nghe nhạc là một không gian khép kín, vì vậy, khi bị tín hiệu âm thanh phát ra từ loa kích ứng, không gian của phòng sẽ ”phản ứng” lại bằng một tần số riêng, mức độ” phản ứng” này còn tùy thuộc vào khoảng cách giữa các vách tường, sàn và trần phòng. Quá trình này được gọi là “ cộng hưởng âm không gian hẹp”

Phòng nghe nhạc hoạt động tương tự như một thiết bị điều chỉnh tần số âm thanh giữa loa và tai người nghe, nó khuyếch đại những âm có cường độ mạnh và làm suy yếu những âm có cường độ yếu hơn. Như vậy sẽ làm cho chất lượng âm nhạc trong phòng giảm đi.

Hiểu được nguyên lý hoạt động của âm thanh trong một phòng nghe nhạc như thế nào, chúng ta sẽ dể dàng làm chủ đươc chúng. Chúng ta có thể hạn chế được những tác nhân “ có hại” cho âm nhạc cũng như tạo ra được “ môi trường âm nhạc tốt” để âm nhạc có thể trình diễn hết khả năng của chúng.

Các Tỉ Lệ Về Kích Thước Phòng Hợp Lý

Thử tưởng tượng xem điều gì sẽ xãy ra với phòng nhạc khi không khí trong phòng bị âm thanh của loa kích ứng mạnh? Như chúng ta đã biết, tương tự như trên ,tần số và cường độ “cộng hưởng âm” được quyết định bởi khoảng cách giữa các vách tường , sàn và trần phòng. Khoảng cách này càng lớn tần số cộng hưởng càng giảm. Ngoài ra , một phòng nhạc có trần phòng dốc sẽ hạn chế “cộng hưởng âm” tốt hơn một phòng có trần phẳng.

“Sự kích ứng” do âm thanh phát ra từ loa tác động đến không gian của phòng sẽ giảm dần đi theo sự tăng kích thước về chiều dài, rộng và chiều cao của phòng nhạc.

Sóng Âm Đứng

Nếu chúng ta đã từng chứng kiến hình ảnh một tách café được đặt trên một mặt phẳng đang rung, chúng ta đã nhìn thấy sóng đứng rồi đó.

Sự rung động tác động lên chất lỏng bên trong tách café tạo ra làn sóng lan truyền từ trung tâm ra đến thành của tách, Theo qui luật tự nhiên , sau khi chạm đến thành ly làn sóng này sẽ phản xạ theo chiều ngược lại.

Ở một vài vị trí các rợn sóng này sẽ bổ sung năng lượng cho nhau, ở những vị trí khác các rợn sóng bị triệt tiêu. Kết quả là hình dáng bên ngoài của tách café vẫn bình thường, mặc dù chất lỏng bên trong đang chuyển động.

Hiện tượng này giống như hiện tượng cộng hưởng âm trong phòng nhạc của chúng ta.

Sóng đứng là những vùng cố định có áp lực về âm cao hoặc thấp hơn những khu vực khác của phòng âm.

Chúng được tạo ra từ sự phá vỡ cấu trúc giao thoa giữa âm thanh trực tiếp từ loa và âm thanh phản xạ. Ví dụ như khi pha dương của sóng âm phản xạ xếp chồng lên pha dương của sóng âm trực tiếp từ loa, hai dạng sóng này sẽ tương tác lực lẫn nhau và tao ra một “ đỉnh sóng” . Ngược lại khi pha âm của hai sóng này giao thoa với nhau chúng sẽ triệt tiêu lẫn nhau và biến mất.

Quá trình giao thoa này sinh ra những khu vực “tĩnh”, có tần số âm bass thấp hơn hoặc cao hơn các khu vực khác trong phòng.

Tuy nhiên sóng đứng lại tạo ra những vùng có cường độ âm bass lớn và mềm mại hơn.

Mặc dù hiện tượng giao thoa tạo ra sự mất cân đối về âm cho phòng nhạc nhưng chúng ta có thể tận dụng những ưu điểm của nó. Nếu như hệ thống loa và bản thân phòng nghe của chúng ta có khuynh hướng thiên về âm bass, hãy di chuyển vị trí người nghe về phía trước hoặc phía sau cho đến khi chọn được vị trí nghe được âm bass mềm mại và êm hơn.

Sự Vang Âm

Âm thanh chúng ta nghe được trong phòng nhạc là kết hợp giữa ba yếu tố ,đó là:

1.Âm phản xạ trễ ( Âm Vang).

2.Âm thanh trực tiếp từ loa.

2.Âm phản xạ sớm của tường , trần và sàn phòng.

Âm vang là thành phần cơ bản của âm thanh. Mặc dù chúng ta không thể nghe riêng biệt chúng, âm vang góp phần làm cho tiếng nhạc ấm áp và sâu hơn.

Âm vang ít có tác dụng với phòng nghe nhạc nhỏ hơn là vói những phòng hòa âm có qui mô lớn. Do những tác dụng của nó đã bị các vật liệu trong phòng hấp thu hoặc khuyếch tán.

Một phòng nhạc có nhiều bề mặt phản xạ sẽ kéo dài thời gian hiệu ứng của âm vang. Trái lại một phòng có nhiều vật liệu hấp thu âm như thảm, drap…sẽ nhanh chóng làm mất tác dụng của âm vang.

Như vậy thời gian lý tưởng để âm vang tồn tại trong phòng là bao lâu? Kết hợp các vật liệu phản xạ và hấp thu âm như thế nào để tạo điều kiện cho thời gian tồn tại của âm vang lâu hơn?

Câu trả lời như sau : Thời gian tồn tại của âm vang trong một phòng nhạc sẽ thay đổi theo thể tích của phòng. Với một phòng có thể tích 300m3 thời gian thích hợp là 0.9 giây. Đối với phòng có thể tích 2000m3 thời gian lý tưởng là 1.4 giây.

Chúng ta có thể kiểm tra độ vang của phòng bằng tiếng vỗ tay hay bằng cách ném một quả bóng nhỏ trên nền, độ vang của tiếng vỗ tay và của quả bóng sẽ cho ta biết được mức độ vang âm của phòng.

Thiết Kế Phòng Nghe Nhạc

Mục này không hướng dẫn cho chúng ta qui trình phức tạp của công việc xây dưng một phòng nghe nhạc đủ tiêu chuẩn mà chỉ hướng chúng ta đến các tiêu chí thiết kế của một phòng nghe nhạc mà thôi.

Đầu tiên tự chúng ta nghĩ ra chủ đề và cách kiến trúc cho phòng nhạc, nhờ một người có chuyên môn và am hiểu nhiều về âm thanh tư vấn cho chúng ta trong quá trình xây dựng và thiết kế.

Thật sự chúng ta cũng có thể tạo ra một phòng nhạc có chất lượng như mong muốn mà không cần phải đầu tư nhiều tiền bạc và công sức

Về kiến trúc bên trong đảm bảo đầy đũ các tiêu chí kỹ thuật và các thiết bị xử lý âm thanh của một phòng nghe nhạc. Với cách đầu tư như vậy, rất thích hợp cho những ai không có nhiều thời gian tìm hiểu nhiều về kỹ thuật âm thanh cũng như đáp ứng được vấn đề tiết kiệm.

Cách Âm Cho Phòng Nhạc

Nhiều người chơi nhạc có sở thích mở âm lượng cao, sôi động nhưng lại sợ làm phiền đến những người xung quanh. Điều này buộc chúng ta phải tạo ra môt không gian riêng, cách biệt với không gian bên ngoài, đó gọi là cách âm.

Cách âm sẽ ngăn chặn âm thanh từ khu vực này lan truyền sang khu vực khác.

Một ví dụ điển hình của hiêu quả cách âm là một phòng thu âm ở thành phố Mahattan có thể làm việc bất cứ thời gian nào trong ngày, kể cả vào những giờ cao điểm mà không làm ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài.

Âm thanh từ phòng nhạc có thể thoát qua môi trường bên ngoài bằng nhiều cách như qua đường cửa phòng, các khe hở hay thậm chí là những điểm tiếp xúc giữa trần nhà và cửa phòng. Hiện tượng này gọi là “ hở sườn”.

Để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên xử lý cách âm cho các điểm hở, cửa phòng bằng những vật liệu cách âm như của tủ lạnh, sử dụng bản lề cho cửa phòng bằng loại có lõi chất lỏng.

Tường phòng quá dày và cứng sẽ tạo ra âm bass dày và đặc. Vì vậy cần lắp đặt thêm các vật liệu hấp thu âm để hạn chế âm trầm.

Phòng Nhạc Kỹ Thuật Số - Một Hứa Hẹn Tương Lai

Thiết bị xử lý âm kỹ thuật số cho phòng nhạc gọi tắt là DSP ( Digital Signal Processing)

Trong một phòng nhạc kỹ thuật số, tín hiệu âm thanh được xử lý bằng kỹ thuật số, các rắc rối thường gặp của phòng âm như cộng hưởng âm, phản xạ âm…sẽ được loại trừ bằng các thiết bị lọc. Kết quả là âm thanh đến tai người nghe tròn trịa và trung thực hơn , sự méo âm sẽ không còn.

Phòng âm kỹ thuật số không chỉ chỉnh sửa được hiện tượng méo âm, các tần số âm đối kháng mà còn khắc phục được tình trạng phản xạ âm..

Trên đây là những hiệu quả thực tế mà phòng âm kỹ thuật số làm được. Khi chúng ta trang bị một hệ thống xử lý âm kỹ thuật số cho phòng nghe nhạc của mình , nhân viên bán hàng sẽ tiến hành đo đạc diện tích phòng, vị trí nghe nhạc… trước khi tiến hành lắp đặt thiết bị này. Các thông số kỹ thuật sau khi đo đạc sẽ được gởi về hệ thống DSP của nhà sản xuất và được lưu vào thiết bị lọc của DSP.

Sau cùng tất cả các dữ liệu này được nhà sản xuất cài vào bộ nhớ trong DSP của chúng ta, mỗi khi DSP hoạt động vi xử lý sẽ điều khiển bộ lọc làm việc theo đúng các thông số kỹ thuật đã được cài đặt.

Các Thiết Bị Xử Lý Âm Thanh

Mặc dù hầu hết những thiết bị xử lý âm thanh được giới thiệu đều sử dụng cho nhu cầu chuyên nghiệp như phòng thu âm, phòng hòa nhạc qui mô lớn , nhưng chúng lại tỏ ra rất hiệu quả đối với một phòng nghe nhạc gia đình. Nhìn chung chúng trông giống những thiết bị âm thanh chuyên dụng hơn là của một phòng nhạc gia đình.

Các tấm xốp, tấm lợp trần Sonex,rất đa dạng về màu sắc và kích cở, thích hợp với nhiều kiểu thiết kế của phòng âm, tuy nhiên chúng khá đắt tiền và thường được sử dụng cho phòng thu âm nhiều hơn.

Tấm lợp trần Sonex : trông bắt mắt hơn nhưng khả năng hấp thụ âm kém hơn

Tấm xốp. Tuy nhiên ngoài ngoài mục đích thiết kế để lợp cho trần phòng, chúng còn có thể được sử dụng ở nhiều vị trí khác như những thiết bị hấp thu âm.

Tấm xốp Marker : không đẹp nhưng có giá rẻ và hiệu quả hấp thụ âm tốt hơn.

Tấm lợp Marker Blade có khả năng chống cháy, dễ lắp đặt và xử lý âm tốt.

Bẫy lọc âm hình tháp : là thiết bị xử lý âm hiệu quả, có phạm vi hoạt động rộng, được sử dụng nhiều trong các phòng thu, phòng nhạc, và cả nhà thờ. Tính năng hấp thu âm bass của chúng rất cao, triệt tiêu được âm phản xạ do tường phòng tạo nên. Bẫy lọc có mẩu mã đẹp, giá cả chấp nhận được và hiệu quả làm việc cao.

Thiết Bị Khuyếch Tán Âm RPD : có phạm vi hoat động rộng, thường được trang bị riêng cho các thiết bị âm thanh của phòng nhạc gia đình, thính phòng, phòng thu âm và cả các phòng hòa nhạc có qui mô lớn.


Last edited by jeehoon on Fri 04 May, 2007 02:33:15, edited 1 time in total.

Top
 Profile  
 
 Post subject:
New postPosted: Fri 04 May, 2007 02:31:12 
Offline
Advanced Member
User avatar

Joined: Tue 25 Apr, 2006 07:00:00
Posts: 66
Location: Ha`Lo^i.
PHần 4 :
Dây loa và dây tín hiệu


TRẠM CẮM VÀ ĐẦU CẮM
Trạm cắm dây loa hết sức đa dạng về chất lượng, từ những lỗ cắm nhỏ để ấn dây vào trên những chiếc loa rẻ tiền đến những trạm cắm đồ sộ bằng đồng thau có mạ kim loại quý được làm riêng theo ý của khách hàng. Những trạm cắm dây loa chất lượng kém không chỉ làm cho âm thanh nghe không hay mà còn rất dễ hư. Khi mua sắm ampli và loa, hãy xem xét kỹ đến chất lượng của trạm cắm dây loa.

Trạm cắm dây loa đa năng hiện nay đang là loại phổ biến nhất. Nó chấp nhận cả đầu cắm càng cua, đầu cắm bắp chuối, hoặc dây trần. Một vài trạm cắm đa năng được mạ Niken và những trạm có chất lượng cao hơn thì được mạ bằng vàng và vì vậy không bị ăn mòn.

Một vài trạm cắm có lỗ cắm lớn đến mức phích cắm càng cua không thể gắn vừa vào chúng. Những lỗ cắm này thường dành cho những dây trần lớn hoặc những đầu cắm kiểu bắp chuối. Mặc dù những trạm này có chất lượng cao nhưng thường đắt tiền và không tiện lợi khi sử dụng.

Nếu có sự lựa chọn giữa các đầu cắm, thì tốt nhất bạn nên lựa chọn đầu cắm càng cua. Loại đầu cắm này tạo ra sự tiếp xúc tốt nhất với trạm cắm dây loa và đạt tiêu chuẩn kết nối cao nhất. Tuy nhiên, ngày nay rất nhiều những sản phẩm chỉ sử dụng đầu cắm bắp chuối thì bắt buộc bạn phải lựa chọn đầu cắm bắp chuối, mặc dù so với đầu cắm càng cua nó cho chất lượng âm thanh kém hơn.

Bạn nên biết rằng bất kỳ đầu cắm nào, ít nhiều ,cũng làm suy giảm chất lượng âm thanh trong hệ thống của bạn. Do đó, một vài audiophile đã giải quyết vấn đề này bằng cách tháo rời tất cả các đầu cắm, giắc cắm, đầu cắm càng cua và trạm cắm dây loa từ hệ thống của họ và đấu trực tiếp tất cả chúng lại với nhau. Đây là một sự tính tóan có phần cực đoan và làm cho sự kết nối giữa các thiết bị trở nên khó khăn cũng như khi ta muốn thay đổi chúng. Kết nối trực tiếp là một sự lựa chọn, nhưng bạn không nên làm nó khi không có sự cân nhắc kỹ và những sự thành thạo về mặt kỹ thuật ở mức cần thiết.

ĐẤU BI-WIRE
Đấu bi-wire là cách chạy hai đường dây loa từ âm li công suất vào loa. Kỹ thuật này thường tạo ra chất lượng âm thanh tốt hơn là cách đấu single-wire như thông thường (xem hình). Có 2 cách đấu Bi-Wire: từ 2 ra 4 hoặc từ 4 ra 4 (xem hình).

Trong hệ thống đấu bi-wire, ở tần số thấp, ampli cần một trở kháng cao hơn trên dây loa dành cho loa tweeter Đối với dây loa dành cho loa trầm thì cần ngược lại. Điều này làm cho tín hiệu tách ra. Đối với những tần số cao, tín hiệu sẽ di chuyển hầu như trong dây dẫn dành cho tần số cao và đến đúng với loa dành cho tần số này. Ngược lại, tín hiệu tần số thấp sẽ đựợc truyền đến chủ yếu bởi dây nối với mạch của loa trầm. Sự tách biệt tần số này giúp làm giảm sự tương tác từ trường trong dây, kết quả là âm thanh nghe hay hơn. Những từ trường lớn do nguồn năng lượng của những tín hiệu tần số thấp tạo ra được hình thành xung quanh các sợi dẫn sẽ không thể ảnh hưởng đến quá trình truyền năng lượng của tần số cao.

Lợi ích từ việc kết nối Bi-Wire

Không ai biết chính xác tại sao việc đấu bi-wire có thể mang lại hiệu quả như vậy, nhưng hầu như trên tất cả những loa có đấu bi-wire đều tạo ra được sự cải thiện rất lớn về mặt âm thanh. Chính vì điều này mà bạn nên lựa chọn đấu bi-wire khi mà loa của bạn cho phép thực hiện điều đó.

Bạn có thể sử dụng hai dây loa giống nhau dùng trong đấu single-wire để đấu bi-wire cho loa hoặc là một bộ dây loa dành riêng cho việc đấu bi-wire. Loại dây loa Bi-wire với 4 dây dẫn bên trong, hai cặp đầu cắm ở một đầu dây và một cặp đầu cắm ở đầu bên kia. Mặc dù sử dụng loại dây này sẽ ít tốn kém hơn rất nhiều so việc sử dụng hai dây riêng để kết nối, nhưng bạn sẽ mất đi lợi ích của việc cô lập từ trường ảnh hưởng nhau giữa dây loa cho tần số cao và dây loa cho tần số thấp.

Hầu hết những bộ dàn dùng cách nối bi-wire thường sử dụng những dây giống nhau cho đường truyền của tần số cao và tần số thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng kết hợp nhiều dây loa khác nhau cũng có nhiều điểm lợi. Lựa chọn những dây loa thiên về âm trầm để kết nối cho tần số thấp (low frequency), và dây loa mắc tiền hơn nhưng âm thanh dịu ngọt hơn cho tần số cao (High frequency). Điều này có thể mang lại cho dàn máy khả năng thể hiện tốt hơn với mức chi phí đầu tư thấp hơn. Nếu bạn có hai cặp dây loa có cùng chiều dài, nên sử dụng cặp dây tốt hơn để kết nối vào tần số cao của loa. Nếu bạn sử dụng những dây loa khác nhau cho việc đấu bi-wire, chúng nên của cùng một nhà sản xuất và có cùng cấu trúc dây. Nếu dây loa trong bộ dây dùng cho việc đấu bi-wire có điện dung và độ tự cảm khác nhau, nó sẽ làm thay đổi đặc tính mạch phân tần của loa.

DÂY DẪN BALANCED VÀ UNBALANCED
Dây tín hiệu được chia làm hai loại: balanced và unbalanced. Dây balanced thường có đầu cắm canon hay còn gọi là đầu cắm XLR và dây unbalanced thường sử dụng đầu cắm bông sen hay còn gọi là đầu cắm RCA.


Sự phân loại này xuất phát từ việc dây balanced trước đây chỉ được sử dụng riêng trong các thiết bị âm thanh chuyên nghiệp có đường ra, vào balanced; còn các thiết bị âm thanh gia đình thì sử dụng dây unbalanced. Các đầu cắm đi với dây balance được gọi là “professional inputs” và được phân biệt với đầu cắm thường RCA (consumer) đi với dây không cân bằng. Người ta thường ít sử dụng các kết nối balance trong hệ thống nhạc gia đình vì cho rằng nó vừa không cần thiết lại vừa quá đắt. Tuy nhiên, sự ra đời ồ ạt của những sản phẩm âm thanh hi-end trong thời gian gần đây đã làm cho quan điểm này phải thay đổi. Các hãng sản xuất sản phẩm âm thanh hi-end thay vì lựa chọn sử dụng những phương pháp kết nối ít tốn kém nhất đối với những thiết bị âm thanh gia đình, đã bắt đầu sử dụng các dây dẫn và đầu cắm balance với chất lượng cao hơn. Hầu như là trong tất cả những thiết bị âm thanh có chất luợng cao hiện nay, bên cạnh những ngõ cắm thường luôn thiết kế ngõ cắm balance. Ngoài ra, những dòng sản phẩm chỉ sử dụng ngõ cắm balance cũng đang được ngày càng nhiều nhà sản xúât đưa ra thị trường. Các ưu điểm về mặt kỹ thuật cũng như âm thanh của sự kết nối cân bằng mà nếu như trước đây chỉ có ở những thiết bị âm thanh chuyên nghiệp thì nay đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong thiết bị âm thanh của gia đình.

Nhưng dây dẫn balanced là gì? Nó có gì khác so với một dây unbalanced có đầu cắm RCA?.

Trong dây dẫn unbalanced có lớp vỏ chắn từ (shield) và dây tiếp đất được hàn lại với nhau thì tín hiệu âm thanh xuất hiện trong cả chân cắm của giắc RCA và tấm shield (hoặc dây tiếp đất) . Một vài loại dây unbalanced khác sử dụng lơp chắn từ (Shield) và hai lõi xoắn kép trong cùng một vỏ bọc để dẫn tín hiệu, nhưng tấm shield lúc này không thực hiện chức năng dẫn tín hiệu. Sự kết nối unbalanced này nếu tình cờ dây loa nằm ở những nơi có từ trường dao động- chẳng hạn như là gần dây AC– sẽ bị xuất hiện tín hiệu nhiễu do từ trường gây ra, và khi đi qua hệ thống loa những tín hiệu nhiễu này sẽ phát ra âm thanh nghe như tiếng rền của máy.

Tiếng rền của máy, tiếng ù và tiếng nhiễu là những hiện tượng không được phép xuất hiện trong những thiết bị âm thanh chuyên nghiệp, chính vì vậy mà những dây dẫn balanced với khả năng chống nhiễu đã ra đời như là một sự phát triển của phương thức kết nối giữa các thành phần với nhau. Dây balanced bao gồm 3 ruột :hai sợi dẫn tín hiệu, và một sợi dây tiếp đất, ngoài ra một số dây còn có thêm vào một tấm chắn từ. Hai tín hiệu trong hai sợi lõi là đồng nhất nhưng ngược pha nhau 180 độ, nếu tín hiệu của dây này ở cực dương thì tín hiệu kia sẽ ở cực âm. Khi đưa 2 tín hiệu giống nhau nhưng đối nhau về cực dương và âm vào bộ khuếch đại vi sai của phần nhận tín hiệu, thì những tín hiệu nhiễu trong dây tín hiệu sẽ được loại bỏ. Sở dĩ có điều này là do bộ khuếch đại vi sai chỉ khuếch đại sự khác biệt giữa các tín hiệu, tín hiệu nhiễu trong dây balanced là tín hiệu chung xuất hiện đồng thời trên cả hai dây lõi do vậy chúng đã được bộ khuếch đại vi sai loại bỏ. Hiện tượng các thiết bị đầu vào loại bỏ những tín hiệu chung xúât hiện trên hai lõi của dây cân bằng được gọi với thuật ngữ chuyên môn là “common mode rejection” và để đo luờng khả năng này của thíêt bị người ta sử dụng đơn vị CMRR (Common mode rejection ratio). Tuy nhiên hiện tượng này chỉ giúp loại bỏ hòan tòan tín hiệu nhiễu khi mà chúng xuất hiện chung trên cả hai nữa lõi của dây balanced. Trong những trường hợp khác cần phải lưu ý rằng việc sử dụng dây balanced chỉ ngăn không cho những tín hiệu nhiễu mới xuất hiện trong dây, chứ không làm sạch chúng.

Trong dây dẫn balance sử dụng đầu cắm XLR, chân số 1 luôn là dây tiếp đất. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự quy ước dành cho 2 chân còn lại chân nào sẽ nối với sợi mang tín hiệu không bị nghịch chuyển (thường được gọi là sợi nóng) và chân nào sẽ nối với sợi mang tín hiệu bị nghịch chuyển (sợi nguội). Sau nhiêu thập kỷ không có một tiêu chuẩn rõ ràng, Hiệp hội khoa học kỹ thuật âm thanh (Audio Engineering Society) mới đây đã thông qua quy ước Bắc Mỹ quy định chân số 2 nối với dây nóng và chân số 3 nối với dây nguội.

Cách đấu dây balance (chân số 2 hoặc chân số 3 nối với dây nóng) có thể giúp xác định xem hệ thống của bạn đang nghịch chuyển hay không nghịch chuyển so với chiều phân cực tuyệt đối. Nếu hệ thống đang không nghịch chuyển tức là tín hiệu âm thanh đi từ cực dương của các thiết bị nguồn như LP hoặc đầu CD sẽ đi ra ở cực dương của loa. Thay đổi vị trí cắm của các chân trên lỗ cắm đầu vào cân bằng của ampli công suất (chân 2 cắm vào vị trí của chân số 3 và ngược lại) sẽ làm cho hệ thống của bạn nghịch chuyển so với chiều phân cực tuyệt đối. Chính vì vậy khi thay mới các bộ phận cân bằng trong hệ thống chằng hạn như là ampli công suất, bộ xử lý tín hiệu digital, ampli vi sai thì cần phải biết chắc là lỗ cắm dành cho đầu cắm XLR trên các thiết bị mới cũng giống với của thiết bị đang sử dụng, tức là vị trí dành cho sợi nóng cũng có thể cắm đồng thời cả chân số 2 hoặc chân số 3. Bạn cũng thể thay đổi chiều phân cực tuyệt đối của hệ thống bằng cách thay đổi chân pin đấu với sợi nóng. Tuy nhiên một cách đơn giản hơn để đổi chiều phân cực của dây là đổi đỏ thành đen và đen thành đỏ trên cả 2 dây loa. Những loại dây tín hiệu mà cả chân số 2 và chân số 3 đều có thể cắm vào vị trí của sợi nóng cũng có thể được sử dụng trong cả những hệ thống không muốn có sự phân cực xảy ra.

Balance: Tốt và Không Tốt

Đúng là ngoài ưu điểm xóa đi các tín hiệu nhiễu trong dây dẫn balance , việc sử dụng cách kết nối balance thường mang lại chất luợng âm thanh tốt hơn so với cách kết nối unbalanced. Tuy nhiên, trong một số trường hợp điều này có thể sẽ không đúng. Hãy lấy một ví dụ cụ thể đó là khi bạn có một bộ xử lý digital. Bộ xử lý digital khi nhận các tín hiệu unbalanced từ con chip của bộ phận chuyển đổi tín hiệu nhị phân sang tín hiệu analog, sẽ chuyển chúng sang tín hiệu balanced. Dựa vài đặc tính này, các nhà sản xúât bộ xử lý digital sẽ chào hàng sản phẩm như là một thiết bị có đầu ra balanced.

Quá trình chuyển đổi tín hiệu unbalanced sang tín hiệu balanced diễn ra bên trong bộ xử lí digital được thực hiện nhờ vào bộ phận tách pha (phase splitter). Bộ phận này là một mạch có chức năng nhận một tín hiệu của một cực và sẽ chuyển nó thành hai tín hiệu của hai cực trái dấu nhau. Sự tách pha sẽ khiến cho các tín hiệu unbalanced trải qua thêm một giai đọan phụ (được bố trí bên trong ampli transitor hoặc ampli bong đèn) đồng thời sử dụng thêm một số mạch vào trong quá trình truyền tín hiệu.

Các tín hiệu đầu ra của bộ xử lý digital balanced được đưa vào ampli tiền khuyếch đại có đầu vào balanced. Tất cả các ampli tiền khuyếch đại được cân bằng tốt nhất đều cần chuyển đổi tín hiệu balanced sang tín hiệu unbalanced để mạch xử lý âm thanh của chúng có thể xử lý âm thanh tốt hơn, cho nên đầu vào của những ampli tiền khuyếch đại sẽ chuyển đổi tín hiệu balanced sang tín hiệu unbalanced. Quá trình chuyển đổi tín hiệu từ balanced sang unbalanced là một giai đọan phụ tiếp theo được đưa vào quá trình truyền tín hiệu. Sau khi tín hiệu unbalanced này được âm li tiền khuyếch đại khuyếch đại lên, nó sẽ được chuyển đổi trở lại thành tín hiệu cân bằng bởi một bộ tách pha khác.Các tín hiệu đầu ra balanced của ampli tiền khuyếch đại sau đó được chuyển đến đầu vào balanced của ampli công suất. Ở đây, một giai đọan phụ nữa tíêp tục được tạo ra để chuyển tín hiệu balanced này sang tín hiệu unbalanced.

Quá trình chuyển đổi tín hiệu từ unbalanced/balanced/ unbalanced/ balanced/ unbalanced đã làm phát sinh thêm các phản ứng phụ ( về mặt điện tử học) mà chúng ta không mong muốn. Và đây là lý do khiến chúng ta không thể khẳng định các thiết bị balanced có luôn mang lại chất lượng âm thanh tốt hơn so với các thiết bị unbalanced hay không. Cũng vì điều này mà các bài báo viết về các sản phẩm âm thanh cần phải quan tâm cả về mặt kỹ thuật lẫn trãi ngiệm thực tế trước khi có sự so sánh giữa các thiết bị balanced và unbalanced với nhau.

Tất cả các sản phẩm về âm thanh đều giống nhau, tiêu chuẩn nằm ở sự lắng nghe. Khi muốn lựa chọn để mua một bộ phận trong dàn âm thanh chúng ta cần nghe thử chúng ở cả hình thức được cân bằng và không cân bằng. Nên sử dụng dây dẫn nào, balanced hay unbalanced, để khi thực hiện việc kết nối bộ phận đó vào bộ dàn sẽ cho được một kết quả tốt nhất, hãy để đôi tai của bạn đưa ra quyết định cho vấn đề này.

DÂY TÍN HIỆU DIGITAL
Cách kết nối sử dụng kỹ thuật phát tín hiệu nhị phân (kỹ thuật digital) sẽ truyền hai kênh âm thanh đã được mã hóa dưới dạng số xuống một đường kết nối duy nhất, thường là giữa một CD transport và một bộ xử lý kỹ thuật số được gắn rời ở ngoài. Phương thức kết nối, dây dẫn và đầu cắm liên quan đến kỹ thuật digital này sẽ được trình bày cụ thể ở chương 8.

CẤU TẠO CỦA DÂY LOA VÀ DÂY TÍN HIỆU
Cấu tạo của dây loa và dây tín hiệu gồm 3 phần: chất dẫn điện, chất cách điện và đầu cắm. Chất dẫn điện thực hiện chức năng truyền tín hiệu; chất cách điện ở giữa và bao quanh các sợi dẫn; và đầu cắm để kết nối vào các thiết bị âm thanh. Đây là những yếu tố tạo nên cấu trúc vật lý được gọi là kết cấu dây. Mỗi trong số những yếu tố này khi xét về kết cấu riêng biệt đều có những ảnh hưởng đến đặc tính âm học của dây nói chung.

CHẤT DẪN ĐIỆN
Chất dẫn điện thường được làm bằng đồng hoặc bạc. Thường thì dây đồng sẽ được ghi cụ thể phần trăm lượng đồng nguyên chất và đối với những dây loa cao cấp, con số này có ý nghĩa rất quan trọng. Một dây đồng nếu được ghi là 99.997% nguyên chất thì có nghĩa là dây dẫn đó có 99,997% là đồng còn lại 0.003% là tạp chất. Tạp chất này có thể là sắt, lưu hùynh, antimon, nhôm, thạch tín. Những dây đồng có mức độ đồng nguyên chất cao hơn thường được gọi là dây đồng “sáu số chín” với phần trăm của lượng đồng nguyên chất lên đến 99.99997%. Nhiều người cho rằng mức độ đồng nguyên chất của dây càng cao, âm thanh sẽ càng hay. Một số dây đồng được biết đến với tên gọi là OFC hay còn gọi là đồng không bị oxi hóa. Đây là lọai dây đồng mà các phân tử oxi đã được loại bỏ, hay nói đúng hơn là đã được giảm bớt bởi vì thực tế, việc làm mất hòan tòan các phân tử oxi trong dây đồng là điều không thể. So với dây đồng thông thường có khỏang 250 phân tử oxi trên một triệu phân tử đồng thì dây OFC chỉ có 50 phân tử oxi. Việc làm giảm đi số phân tử oxi này giúp làm chậm lại quá trình hình thành đồng oxit trong lõi dây, đảm bảo cho chất dẫn điện giữ được sự truyền dẫn ổn định và không làm giảm đi chất lượng của dây.

Một lọai đồng khác được gọi là đồng LC. LC (Linear crystal) là thuật ngữ được dùng để mô tả cấu trúc của dây. Cấu trúc của dây đồng có dạng thớ và các thớ này được xem là những điểm gián đọan rất nhỏ trong dây sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho các tín hiệu khi truyền ngang qua chúng. Khu vực xung quanh các thớ họat động như những mạch nhỏ có độ tự cảm, điện dung và hiệu ứng của một diode. Một dây đồng thông thường với chiều dài 1 foot (khỏang 0,3048m) sẽ có khỏang 1500 thớ trong khi đồng LC cùng chiều dài đó chỉ có 70 thớ. Cần phải lưu ý rằng dây đồng không có cấu trúc đẳng (?) hướng mà là ngược hướng với nhau. Tất cả các dây đồng khi được kéo thành những sợi nhỏ có kiểu cấu trúc dạng chữ V xuôi hoặc ngược và điều này giúp giải thích tại sao một số dây sẽ cho âm thanh khác đi khi bị đảo ngược lại.

Chất dẫn điện được tạo ra bằng cách nung chảy những thanh đồng dày và sau đó kéo thành những sợi dây đồng mảnh. Một kỹ thuật khác nhưng đắt tiền và ít khi được sử dụng đó lá “as-cast” , không cần thực hiện giai đọan kéo mà nung chảy các thanh đồng dày đến khi đạt được độ mảnh như mong muốn.

OCC (Ohno Continuous Casting) là kỹ thuật kéo dây đồng tiên tiến nhất hiện nay và dây đồng khi được ứng dụng kỹ thuật này được gọi là đồng OCC. Đồng OCC chỉ có một thớ trên chiều dài 700 feet của dây đồng, ít hơn rất nhiều so với cả đồng LC và nhờ đó tín hiệu âm thanh thay vì phải đi ngang qua ranh giới của các thớ thì sẽ được truyền đi một cách liên tục hơn. Kỹ thuật OCC có thể được thực hiện trên các dây đồng có độ nguyên chất khác nhau, chính vì vậy không phải tất cả dây đồng OCC đều là như nhau.

Một chất liệu quan trọng nữa nhưng ít đựoc sử dụng hơn đó là bạc. Dây loa và dây tín hiệu được làm từ bạc rõ ràng là có chi phí sản xuất đắt hơn so với những dây làm từ chất liệu khác tuy nhiên chúng có rất nhiều ưu điểm. Mặc dù khả năng truyền dẫn của bạc chỉ cao hơn đồng một chút nhưng bạc khi bị oxi hóa vẫn dẫn điện tốt và không gây ra nhiều vấn đề cho tín hiệu âm thanh như đồng oxit. Kỹ thuật kéo dây bằng bạc cũng giống như cách kéo dây đồng.

CHẤT CÁCH ĐIỆN
Chất cách điện có ảnh hưởng rất lớn đến âm thanh của dây. Tầm quan trọng của chất cách điện trong cấu hình của dây sẽ được thấy rất rõ khi so sánh hai dây có cùng chất dẫn điện và cấu hình nhưng sử dụng chất cách điện khác nhau.

Chất cách điện hấp thụ năng lượng và hiện tượng này được gọi là sự hấp thụ của chất cách điện. Trong dây dẫn, đây là hiện tượng sẽ làm giảm đi chất lượng của tín hiệu. Năng lượng mà chất cách điện hấp thụ sau đó sẽ được phát trở lại vào trong dây hơi bị trễ về mặt thời gian.

Mỗi chất cách điện có chất liệu khác nhau sẽ có mức độ hấp thụ năng lượng khác nhau chính vì vây việc lựa chọn chất liệu làm chất cách điện là cách để giúp giảm thiểu hiện tượng này trong dây dẫn. Những dây dẫn rẻ tiền sử dụng hợp chất PVC hoặc nhựa dẻo để làm chất cách điện. Những dây tốt hơn sử dụng hợp chất polyethylene; còn những dây tốt nhất thì chất cách điện đuợc làm từ hợp chất polypropylene hoặc thậm chí là Teflon. Một vài công ty đã sử dụng chất liệu dạng sợi gần như là không khí (chất cách điện tốt nhất chỉ sau chân không) để làm chất cách điện trong dây. Cũng có những công ty sử dụng cách bơm khí vào trong chất cách điện môi tạo ra các bọt chứa nhiều không khí. Giống như trong tụ điện, trong dây dẫn khi sử dụng các chất điện môi khác nhau cũng sẽ mang lại những kết quả khác nhau.

ĐẤU CẮM
Đầu cắm ở các điểm cuối của dây là một phần của đường truyền tín hiệu. Để dây dẫn có thể mang lại những âm thanh hay thì đầu cắm của dây nhất thiết phải có chất lượng cao, cụ thể là những đầu cắm này phải tạo ra được mối tiếp xúc rộng và chặt với ổ cắm của thiết bị. Đầu cắm RCA đôi khi sẽ có vết cắt nhỏ ở giữa chân cắm để làm tăng khả năng tiếp xúc với ổ cắm. Tuy nhiên kiểu đầu cắm này chỉ mang lại hiệu quả tốt nhất khi mà nó có thể được ép lại khi ghim vào trong ổ cắm. Các đầu cắm RCA có chất lượng tốt thường được làm bằng đồng thông thường có pha một ít đồng thau để làm tăng độ cứng của đầu cắm. Hợp kim này được mạ Niken và phủ một lớp ngoài bằng vàng để chống oxi hóa. Đối với một số đầu cắm thì vàng được mạ trực tiếp trên lớp đồng thau. Một số chất liệu khác cũng được dùng để làm và mạ đầu cắm đó là bạc và Rodi.

Đầu cắm RCA và những đầu cắm của dây loa được hàn chì hoặc được hàn tĩnh điện vào chất dẫn điện. Hầu hết các công ty đều sử dụng mối hàn là hợp kim của bạc. Mặc dù là chất dẫn điện kém nhưng hàn chì vẫn được ưu tiên sử dụng khi gắn đầu cắm càng cua vào dây, mối hàn này tạo nên một lớp xi ngăn không cho không khí đi vào dây. Trong kỹ thuật hàn tĩnh điện hiện đại, một dòng điện với cừơng độ lớn sẽ được bắn mạnh xuyên qua điểm giao nhau giữa đầu cắm với chất dẫn điên. Điện trở sẽ làm điểm giao nhau này nóng lên và làm chảy hai miếng kim loại. Kim loại bị chảy ra sẽ hợp với nhau thành một hợp kim tại điểm tiếp xúc, đảm bảo cho sự truyền dẫn tốt tín hiệu. Trong cả hai kỹ thuật hàn chì và hàn tĩnh điện, một sự giảm đi lực căng ở bên trong đầu cắm sẽ cách ly những tiếp xúc điện khỏi ứng suất về mặt vật lý của dây.

CẤU HÌNH CỦA DÂY
Cách sắp xếp các chất dẫn điện, chất cách điện và đầu cắm trong dây sẽ tạo nên cấu hình dây dẫn. Đối với một số công ty, cấu hình dây dẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc thiết kế dây, hơn cả chất liệu của chất dẫn điện và kiểu dáng dây.

Một ví dụ chứng tỏ cấu hình có những ảnh hưởng đến sự trình diễn của dây đó là thay vì chạy hai dây dẫn điện song song với nhau thì ta xoắn chúng lại với nhau một cách đơn giản. Việc xoắn lại sẽ giúp giảm đáng kể điện dung và trở kháng trong dây. Cấu hình mà trong đó hai dây dẫn mắc song song với tương tự như sơ đồ của một tụ điện có hai dây chạy song song với nhau.

Hầu hết các nhà thiết kế dây đều đồng ý rằng sư tương tác giữa các sợi dẫn hay còn gọi là hiệu ứng mặt ngoài (skin effect) là nguyên nhân chính làm giảm đi chất lượng âm thanh của dây. Một dây dẫn có hiệu ứng mặt ngoài cao thì tín hiệu tần số cao sẽ di chuyển nhiều ở phía bề mặt của dây và ít đi dần ở phần giữa của dây. Hiện tượng này xảy ra trong cả chất dẩn điện sử dụng dây cứng hoặc nhiều dây nhỏ tạo thành. Hiệu ứng mặt ngoài làm thay đổi đặc tính của dây ở những độ sâu khác nhau và điều này làm ảnh hưởng đến các tần số khác nhau của tín hiệu âm thanh. Âm thanh tạo ra bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng mặt ngoài sẽ mất đi độ chi tiết, độ thóang ở quãng tám cao nhất và độ sâu của màn âm thanh.

Kỹ thuật xử lý “hiệu ứng mặt ngoài” là sử dụng kết cấu litz, loại kết cấu mà trong đó mỗi tao dây nhỏ trong nhóm dây được phủ lên một lớp chất cách điện để ngăn chúng khỏi sự tiếp xúc điện với các tao dây khác xung quanh. Mỗi tao dây nhỏ trong kết cấu litz này gần như tương đồng nhau về mặt điện tính. Các tao dây này sẽ làm cho những vấn đề do hiệu ứng mặt ngoài gây cho âm thanh ra không bị nghe thấy bởi tai. Bởi vì các tao dây rất mảnh nên chúng sẽ được bó lại với nhau theo một trật tự khá tự do để tạo thành một lõi dây đủ lớn để có được điện trở thấp.

Những dây có kết cấu chất dẫn điện gồm nhiều tao dây nhỏ nếu không sử dụng kết cấu litz có thể gặp phải hiện tượng tín hệu “nhảy” từ sợi này sang sợi khác khi dây được xoắn lại. Khi dây xoắn lại một tao dây sẽ nằm phía ngoài một điểm trên dây và sau đó sẽ nằm phía trong điểm đó nhưng ở một vị trí thấp hơn. Do “hiệu ứng mặt ngoài”, tín hiệu có xu hướng chạy ở các điểm phía ngoài của tao dây và khiến cho chúng nhảy qua những tao dây khác. Rất giống với cấu trúc dạng thớ trong dây đồng bề mặt của mỗi tao dây cũng họat động như một mạch nhỏ với điện dung và hiêu ứng của một diode,

Những tao dây riêng biệt trong một nhóm dây cũng có thể sinh ra từ trường và các từ trường này tương tác với nhau. Bất cứ khi nào dòng điện chạy vào dây thì từ trường sẽ được tạo ra xung quanh dây. Nếu là dòng điện xoay chiều thì từ trường của các tao dây tạo ra sẽ dao động tương tự nhau. Từ trường này có thể gây ảnh hưởng đến tín hiệu trên các nhóm dây liền kề và do vậy làm giảm chất lượng âm thanh của dây. Một số cấu hình dây có thể làm giảm đi sự tương tác từ trường này bằng cách sắp xếp các tao dây bao xung quanh một chất cách điện được đặt ở giữa giúp cách chúng ra với nhau.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA DÂY DẪN
Có rất nhiều những quảng cáo thổi phồng và chỉ là những thông tin sai lệch về dây dẫn. Các công ty đôi khi cảm thấy cần phải phát minh ra một lý do kỹ thuật nào đó để giải thích tại sao dây của họ nghe hay hơn các đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế, thiết kế dây là một một nghệ thuật “ khá bí ẩn” với những kiểu dáng đẹp mắt bên ngoài nhưng khi nghe kỹ lại có rất nhiều những vấn đề phiền phức và lỗi kỹ thuật. Mặc dù những chất dẫn điện, chất cách điện và cấu hình dây cụ thể có những đặc tính âm thanh riêng biệt nhưng những thiết kế dây được xem là đạt không thể chỉ được diễn đạt bởi những thuật ngữ kỹ thuật. Điều này lý giải vì sao không nên lựa chọn dây mà chỉ dựa vào những thông số và mô tả kỹ thuật của dây.

Tuy nhiên trong một số trường hợp cũng cần phải lưu ý đến 3 thông số kỹ thuật có liên quan đến dây đó là: điện dung, độ tự cảm và trở kháng.

Điện trở của dây, thường được gọi là điện trở dòng điện một chiều, là sự đo lường mức độ cản trở dòng điện đi qua dây. Đơn vị đo của điện trở là ohm. Ohm càng thấp thì sự cản trở dòng điện của dây càng thấp. Điện trở không phải là yếu tố ảnh hưởng đến sự trình diễn của dây tín hiệu (trừ một số loại dây mới không có tính kim lọai), nhưng lại ảnh hưởng đến một số dây loa nhất là những dây mảnh do các dây loa cần phải truyền đi dòng điện có cường độ cao.

Âm thanh của dây có thể bị ảnh hưởng bởi độ tự cảm của dây. Độ tự cảm của dây càng thấp thì càng tốt, đặc biệt là ở trong dây loa. Tuy nhiên một vài ampli công suất cần phải có một mức độ tự cảm cần thiết để có thể họat động ổn định, nhiều ampli khác thì có phần cảm điện đầu ra được gắn vào các trạm cắm của loa (bên trong các chassis). Khi tính độ tự cảm cần thiết cho ampli công suất thì cần phải cộng cả trở kháng của dây vào độ tự cảm của loa.

Điện dung là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến dây tín hiệu, đặc biệt là khi cần phải chạy dây tín hiệu dài hoặc là khi thiết bị nguồn có trở kháng đầu ra cao. Điện dung của dây tín hiệu được đo bằng số picofarads/foot (1foot = 0,3048m). Điều cần quan tâm không phải là điện dung bên trong của dây mà là tổng điện dung gắn vào bộ phận nguồn. Ví dụ, một dây tín hiệu dài 5 feet có điện dung 500pF sẽ có tổng điện dung bằng với dây có chiều dài 50 feet với điện dung là 50pF. Điên dung trong dây tín hiệu cao sẽ khiến cho âm treble bị mất đi và dải động bị hạn chế.

DÂY LOA TRONG BỀ MẶT CHUNG GIỮA AMPLI CÔNG SUẤT VÀ LOA

Image

Dây loa (Speaker Cable): dây loa có nhiệm vụ chuyển tải các tín hiệu mức cao (vài đến và trăm volt) từ ampli đến hệ thống loa. Dây loa cũng có một vài loại như:

Image
- Dây loa đơn (còn gọi là single-end): mỗi đầu chỉ có 2 cọc đấu, đây là kiểu phổ biến nhất hiện nay.

- Dây loa bi-wire, tri-wire: mỗi đầu có 2 hoặc 3 cặp cọc đấu, dùng cho các loa có thể đấu 2 hoặc 3 đường tiếng độc lập.

Image

Dây loa có nhiều kiểu đầu cắm như: đầu kim thẳng, đầu kim cong, bắp chuối, càng cua…trong đó đầu bắp chuối và càng cua là phổ biến nhất trong các loại dây cao cấp. Nếu không có yêu cầu tháo ra tháo vào nhiều, bạn có thể dùng dây loa trần để vặn trực tiếp vào cọc ampli và cọc loa cũng rất tốt.

Hệ số giảm âm của ampli công suất cho biết khả năng ampli kiểm sóat sự chuyển động của tín hiệu trong loa trầm sau khi tín hiệu truyền đến loa và dừng lại. Ví dụ, khi loa trầm phát ra âm thanh của một cú đánh mạnh của tiếng trống thì quán tính của loa trầm và sự dội âm sẽ khiến cho tín hiệu, thay vì đã dừng lại, sẽ tiếp tục di chuyển. Đây là một dạng của sự méo tiếng gây ra bởi sự thay đổi trong giới hạn chuyển đổi của tín hiệu. Rất may mắn là hệ số giảm âm, được thể hiện dưới dạng những con số đơn giản của ampli công suất, sẽ điều chỉnh sự chuyển động này.

Hệ số giảm âm có liên quan đến trở kháng đầu ra của ampli công suất. Trở kháng đầu ra càng thấp, hệ số giảm âm càng cao. Khi sử dụng dây loa để kết nối ampli công suất với loa, điện trở của dây loa sẽ làm giảm đi hiệu quả giảm âm của ampli công suất. Kết quả là tiếng bass bị mất hoặc tiếng bass nghe không gọn, Do đó dây loa cần phải có điện trở thấp và càng ngắn càng tốt.


MỘT SỐ CÁCH GIÚP DÂY DẪN CÓ ĐƯỢC ÂM THANH HAY

Bởi vì tất cả các dây dẫn đều làm suy giảm tín hiệu mà nó truyền đi vì vậy nên sử dụng càng ít dây trong hệ thống càng tốt. Hãy chạy dây ngắn nhất ở mức có thể.
Giữ dây loa, dây tín hiệu trái và phải có cùng chiều dài.
Nếu bạn có dây dư thì không nên cuốn chúng lại thành những vòng gọn gàng và đặt ở phái sau loa hoặc các kệ để thiết bị. Điều này sẽ làm cho dây dễ bị cảm ứng và thay đổi tính chất. Thay vào đó, nên mắc dây loa lên để các vòng mắc chéo với nhau theo những góc đúng của nó.
Một cách định kỳ, tháo tất cả dây ra và làm sạch chúng. Sự oxi hóa sẽ hình thành trên các đầu cắm và lỗ cắm gây ra những cản trở cho sự dẫn điện. Sử dụng một bộ lau chùi dành riêng thường được bán ở các cửa hàng bán những sản phẩm âm thanh cao cấp. Nó thưc sự sẽ có hiệu quả. Âm thanh trong hệ thống của bạn sẽ nghe hay hơn ngay cả khi dây dẫn thực chất không còn tốt lắm..
Khi gắn hoặc tháo các đầu cắm RCA, luôn chỉ nắm ở phần đầu cắm chứ không được nắm phần dây để kéo ra. Nhớ nhấn nút khoá khi tháo đầu cắm XLR.
Đảm bảo tất cả các đầu cắm đều được gắn chặt nhất là đầu cắm càng cua trên ampli công suất và loa. Tận dụng tất cả bề mặt tiếp xúc giữa đầu cắm càng cua và lỗ cắm, sau đó siết chặt vào trạm cắm.
Chạy dây cách xa các dây điện nguồn. Nếu bắt buộc phải chạy chúng gần nhau thì nên chạy dây dẫn vuông một góc 90 độ với dây điện nguồn. Không bao giờ để dây dẫn và dây điện chạy song song cạnh bên nhau.
Giữ các dây tín hiệu digital cách xa với dây tín hiệu analog. Tín hiệu nhiễu của tần số cao phát ra từ dây digital có thể sẽ ảnh hưởng đến dây analog.
Tránh đặt những chỗ uốn cong đột ngột trong dây dẫn


Dây tín hiệu
( dây dẫn)

DÂY DẪN LÀ GÌ?

Khái niệm dây dẫn trong hệ thống hi-fi mà chúng ta bàn sau đây giới hạn ởcác loại dây nối tín hiệu mức thấp và mức cao giữa các thiết bị trong bộ dàn với nhau. Trong thực tế, ta có thể tạm phân loại như sau:

Image

Dây tín hiệu (Interconnect): Dây tín hiệu có nhiệm vụ chuyển tải các mức tín hiệu mức thấp (thường từ vài milivolt đấn vài volt) giữa các thiết bị nguồn (đầu đĩa than, đầu CD, tuner, đầu băng) với DAC, preampli, và giữa preampli tới ampli công suất. Dây tín hiệu cũng có một vài loại như sau:

- Dây tín hiệu không cân bằng (Unbalanced Interconnect): Thường có 2 lõi và có đầu cắm kiểu RCA (bông sen). Nó còn được gọi là dây tín hiệu single-end.

- Dây tín hiệu cân bằng (Balanced Interconnect): Có 3 lõi dây, và sử dụng đầu nối kiểu XLR. Nó thường dùng cho các thiết bị có đầu vào và đầu ra cân bằng.

- Dây tín hiệu digital (Digital Interconnect): Là một dây tín hiệu đơn truyền tín hiệu digital, thông thường từ CD transport hoặc các nguồn digital khác tới bộ xử lý digital. Dây digital có loại làm bằng kim loại (coaxial) và loại làm bằng plastic hoặc hữu cơ (optical).


CẤU TẠO CỦA DÂY TÍN HIỆU VÀ DÂY LOA:

Image

Dây loa và dây tín hiệu thường gồm 3 thành phần: sợi dẫn, điện môi (chất cách điện) và đầu cắm. Sợi dẫn có tác dụng truyền tín hiệu, điện môi là lớp chất cách điện bọc quanh các sợi dây dẫn và vỏ ngoài; còn đầu cắm là đầu nối giữa dây và thiết bị âm thanh. Những thành phần này tập hợp với nhau tạo thành cấu trúc vật lý gọi là cấu hình dây. Mỗi thành phần đều có ảnh hưởng tới đặc tính âm thanh của dây.

Image

Sợi dẫn thường làm từ đồng hoặc bạc. Trong các dây cao cấp, độ tinh khiết của đồng có ý nghĩa rất quan trọng. Hợp kim đồng đôi khi chứa một lượng đồng nguyên chất và một phần tạp chất. Ví dụ, một sợi dẫn có 99,97% đồng nguyên chất, tức là nó chứa 0,03% hợp chất khác (có thể là sắt, sunfua, nhôm…). Nhiều người cho rằng đồng càng tinh khiết, âm thanh càng hay. Nhiều hợp kim đồng còn có tên là OFC (đồng không ngậm oxi). Khi chế tạo dây đồng OFC, người ta đã loại bỏ phần lớn thành phần oxi, hay nói chính xác hơn là được rút bớt đi khỏi hợp kim đồng vì thực ra, không thể loại bỏ hoàn toàn oxi ra khỏi đồng. Như vậy, đồng sẽ đỡ bị oxi hoá, đảm bảo cho lõi dây giữ được khả năng truyền dẫn ổn định.

Một chất liệu phổ biến khác dùng để chế tạo lõi dây là bạc. Dây làm từ bạc thường đắt hơn dây đồng, nhưng bạc cũng có ưu điểm của mình. Mặc dù tính dẫn điện của bạc chỉ cao hơn đồng chút xíu, nhưng bạc ít bị oxi hóa hơn đồng.

Image

Điện môi là chất cách điện bao bọc quanh sợi dẫn. Chất điện môi có hấp thụ năng lượng, người ta gọi đây là hiện tượng hấp thụ của điện môi. Trong dây dẫn, hiện tượng hấp thụ năng lượng của chất điện môi có thể làm ảnh hưởng đến tín hiệu. Vì thế, chất điện môi có tác động lớn đến âm thanh của dây dẫn và mỗi chất điện môi lại có ảnh hưởng khác nhau. Dây dẫn bình dân thường dùng loại nhựa rẻ tiền làm chất điện môi. Còn dây tốt hơn thường dùng polyethylen. Tốt nhất là dây dùng polypropylene hoặc thậm chí là teflon. Vài công ty đã chế tạo ra một chất liệu gần như không khí để làm chất cách điện (tất nhiên chất cách điện tốt nhất là chân không). Có những hãng thì bơm không khi vào chất điện môi để tạo ra một hợp chất chứa nhiều không khí.

Đầu cắm là một phần của dây dẫn. Các đầu cắm tốt sẽ làm âm thanh của dây hay lên nhiều. Người dùng luôn muốn đầu cắm của dây tiếp xúc rộng và chặt với ổ cắm của thiết bị. Một vài loại đầu RCA đôi khi có những khe nhỏ ở giữa chân cắm để nâng cao khả năng tiếp xúc với ổ cắm. Phần lớn các đầu cắm RCA cao cấp thường làm bằng đồng thông thườmg có pha một chút đồng thau để tăng cường độ cứng cho chất liệu. Hợp kim này thường được mạ bằng ni-ken, sau đó mạ vàng để tránh oxi hoá. Ở một số đầu cắm khác, vàng được mạ trực tiếp lên đồng thau. Các chất liệu để làm đầu cắm còn có vàng và rô-đi.

Đầu cắm RCA và đầu cắm loa được hàn trực tiếp với lõi dây. Đa phần các nhà sản xuất sử dụng các chất hàn có pha một chút bạc. Trong kỹ thuật hàn hiện đại, người ta không dùng chất hàn mà hàn trực tiếp sợi dẫn với đầu cắm bằng cách dùng một dòng điện lớn để làm nóng chảy điểm tiếp xúc giữa sợi dẫn và đầu cắm, khiến chúng liên kết lại với nhau, nâng cao khả năng truyền dẫn tín hiệu của dây.

Dây tín hiệu cũng có một vài loại như sau:

Dây tín hiệu (Interconnect): Chức năng có nhiệm vụ chuyển tải các tín hiệu mức thấp (thường từ vài milivolt đến vài volt) giữa các thiết bị nguồn (đầu đĩa than, đầu CD, tuner, đầu băng) với DAC, preampli và giữa preampli tới ampli công suất.

Dây tín hiệu không cân bằng (Unbalanced Interconnect): thường có hai lõi và có đầu cắm kiểu RCA (bông sen). Nó còn được gọi là dây tín hiệu single-end.

Dây tín hiệu cân bằng (Balanced Interconnect): có ba lõi dây và sử dụng đầu nối kiểu XLR. Nó thường dùng cho các thiết bị có đầu vào và đầu ra cân bằng.

Dây tín hiệu jsố (Digital Interconnect): là một dây tín hiệu đơn truyền tín hiệu digital, thông thường từ CD transport hoặc các nguồn digital khác tới bộ xử lý digital. Dây digital có loại làm bằng kim loại (coaxial) và loại làm bằng plastic hoặc thủy tinh hữu cơ (optical).


CẤU HÌNH DÂY DẪN

Tất cả những thành phần trên được sắp xếp như thế nào để tạo nên một dây dẫn hoàn chỉnh? Một số nhà thiết kế cho rằng cấu trúc dây dẫn là yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế dây, thậm chí còn quan trọng hơn chất liệu của lõi. Một ví dụ chứng tỏ cấu trúc vật lý của dây có ảnh hưởng đến hoạt động của nó là: quấn hai sợi dây dẫn với nhau. Công việc này sẽ giảm điện dung và độ tự cảm của dây dẫn xuống khá nhiều. Còn nếu để chúng đi song song sát với nhau, chất âm nghe sẽ có khác.

Trong cấu trúc dây dẫn, hiện tượng “hiệu ứng mặt ngoài” - tức là sự tương tác giữa các sợi dẫn, là một trong những nguyên nhân chính gây giảm chất lượng âm thanh của dây dẫn. Tín hiệu tần số càng cao càng chạy nhiều trên bề mặt sợi dẫn và càng ít khi đi qua trung tâm của sợi dẫn. Hiệu ứng mặt ngoài làm thay đổi tính chất của dây dẫn ở các tần số khác nhau. Hiệu ứng này có thể làm cho âm thanh mất tính chi tiết và chiều sâu.

Kỹ thuật xử lý “hiệu ứng ngoài da” là bọc chất chất cách điện giữa các sợi dẫn. Từng sợi sẽ có điện tính gần như nhau. Vì các sợi dây này quá nhỏ nên người ta phải gộp nhiều sợi vào với nhau theo một trật tự khá tự do để lõi dây đủ lớn và giữ cho điện trỡ ở mức thấp.

Một vấn đề mà các dây dẫn làm từ nhiều sợi dẫn nhỏ không được cách điện thường mắc phải là tín hiệu dễ “nhảy” từ sợi dây này sang sợi dây khác nếu các dây dẫn xoắn lại với nhau. Vì hiệu ứng mặt ngoài, tín hiệu có xu hướng chạy ở ngoài lõi dây, và di chuyển sang các sợi dây khác. Bề mặt của mỗi sợi dẫn đóng vai trò giống như một mạch điện nhỏ, có điện dung và có hiệu ứng diode.

Các sợi dẫn trong dây cũng có thể sinh ra từ trường và các từ trường này tương tác lẫn nhau. Khi có dòng điện chạy qua sợi dẫn, sẽ có một từ trường được sinh ra xung quanh nó. Nó có thể tác động đến tín hiệu, và làm xấu âm thanh. một số cấu hình dây dẫn có thể làm giảm tương tác từ giữa các sợi dây dẫn bằng cách sắp xếp các sợi dẫn này dàn đều xung quanh một lõi điện môi trung tâm, và làm cho chúng được cách xa nhau ra.

CÓ THỂ LÀM LẤY DÂY DẪN ĐƯỢC KHÔNG?

Dây dẫn có cấu tạo khá đơn giản so với các thiết bị âm thanh khác trong bộ dàn. với những bạn khéo tay, để làm một bộ dây dẫn tín hiệu hoặc dây loa tốt là chuyện không khó. Khó nhất là tìm được vật liệu làm dây có chất lượng tốt.

Để tự làm lấy dây dẫn, các bạn có thể tới các của hàng bán dây dưới dạng các cuộn (ru-lô) dây mét. Mua dây do hãng sản xuất làm sẵn, về tự đấu các đầu cọc vào, bạn sẽ có một sợi dây chất lượng tương tự hoặc kém hơn không đáng kể so với dây xịn cùng loại mà nhà sản xuất làm sẵn đóng gói trong bao bì đẹp và vẫn bán trên thị trường với giá cao hơn nhiều.

Cách làm thứ hai là bạn tự kiếm các loại dây có chất lượng vật liệu tốt, tuy không phải là dây chế riêng cho audio, nhưng có thể tạo ra những sản phẩm tự chế rất hấp dẫn. nhiều bạn đã tạo ra các loại dây như mạ bạc quân sự, CAT 5 dùng cho mạng máy tính v.v… để làm dây tín hiệu và dây loa. kết quả thu được rất khả quan, so với các loại loa hiệu tầm tiền vừa phải thì âm thanh của dây tự chế không thua kém gì.

VÀI KINH NGHIỆM MUA DÂY DẪN

Dây dẫn có rất nhiều loại, do nhiều hãng chế tạo ra. Tìm được những cặp dây có chất lượng cao mà lại hợp túi tiền thật không dễ dàng gì với dân chơi âm thanh Việt Nam hiện nay.

Khi mua dây dẫn, bạn cần xác định dây dẫn sẽ dùng làm gì, từ đó chọn cho đúng loại và yêu cầu kỹ thuật cho đúng từng loại dây. Nếu bạn tìm dây tín hiệu (interconnect) cần xác định khoảng cách cần thiết khi sắp xếp bộ dàn giữa đầu CD, preampli và power trước, rồi mới chọn mua dây để tránh mua dây quá dài (tốn tiền), hoặc quá ngắn (khó dùng) khi phối hợp với bộ dàn. Dây tín hiệu cho đường digital (từ CD transport xuống DAC) là một loại dây đặc biệt được chế tạo riêng, nên chọn mua đúng loại đó thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Nếu hệ thống của bạn có đầu ra/ đầu vào balance, nhưng bạn sắp xếp thiết bị gần nhau, thì vẫn có thể dùng dây thường (đầu RCA) mà không cần dùng dây balance (vì dây balance cùng đẳng cấp đắt hơn dây thường). Theo kinh nghiệm của một số người, với hệ thống ampli bán dẫn, nên dùng dây đồng, còn ampli đèn thì có thể dùng dây dẫn đồng hoặc bạc. Đây là một nhận xét cơ bản là đúng, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng phù hợp, bạn cần thử nghiệm trước khi quyết định mua.

Vì mỗi loại dây tín hiệu, dây loa lại có một “chất âm” riêng, nên trong điều kiện có thể, hãy thử phối hợp nhiều loại dây khác nhau cho một bộ dàn nhằm thu được kết quả tốt nhất. Nhiều người chơi âm thanh có kinh nghiệm sử dụng đặc tính âm thanh của dây dẫn để bù trừ, cân bằng lại âm sắc cho bộ dàn, ví dụ dùng dây bạc cho các bộ dàn có âm thanh hơi tối và thiếu chi tiết, dùng dây đồng OFC cho các bộ dàn có âm thanh thiên sáng để cân bằng lại dải âm, từ đó thu được kết quả mỹ mãn nhất.

SO SÁNH KHẢ NĂNG DẪN ĐIỆN MỘT SỐ KIM LOẠI DÙNG LÀM DÂY DẪN

KIM LOẠI ĐIỆN TRỞ SUẤT(micro-ohm/cm)

Bạc 1.59
Đồng 1.72
Vàng 2.44
Nhôm 2.84
Kẽm 5.8
Platin 10
Sắt 10.4
Thiếc 11.5


Thiết bị Lọc nguồn


Image

Nguồn AC từ ổ cắm trên tường có điện thế 110 V hoặc 220 V, dạng sóng hình Sin, có tần số 50Hz/60Hz sẽ là nguồn điện cung cấp cho hệ thống âm thanh của chúng ta thông qua một dây dẫn gọi là Dây Nguồn ( dây dẫn nguồn)

Cũng chính nguồn điện này cung cấp cho tất cả các thiết bị điện sinh hoạt khác trong nhà của chúng ta, cho những nhà hàng xóm, thậm chí cho các nhà máy đang dùng chung với mạng lưới điện của ngôi nhà chúng ta.

Các thiết bị điện sử dụng chung nguồn điện AC này sẽ tạo ra tín hiệu nhiễu, tín hiệu này sẽ phản hồi về và theo đường dây dẫn nguồn AC đi vào hệ thống âm thanh. Tín hiệu nhiễu này gọi là Nhiễu Điện Từ ( EMI)

Một số thiết bị có thể gây nhiễu

Một số thiết bị điều chỉnh ánh sáng như contact, tủ lạnh, máy xay…sẽ tạo ra nhiễu tần số cao cho đường dây dẫn nguồn AC.

Máy hút bụi và một số thiết bị điện có sử dụng Motor ở mỗi chu kỳ ngắt mở của chổi than sẽ sinh ra tia lửa điện nhỏ cũng là nguyên nhân gây nhiễu cho đường dây dẫn nguồn.

Các loại xe cộ chạy ngoài đường cũng tạo nhiễu cho nguồn điện.

Dây dẫn nguồn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các trạm phát sóng AM, trạm thu phát điện thoại vì bản thân các dây dẫn nguồn hoạt động như một trạm antenna, tín hiệu AM sẽ xếp chồng lên điện áp có tần số 50/60Hz

Một nguyên nhân khác co thể gây nhiễu EMI chính là hệ thống âm thanh của chúng ta. Đầu máy CD, DVD, các thiết bị xử lý số, các thiết bị chuyển đổi CD hay bất kỳ thiết bị nào có sử dụng bộ vi xử lý, chúng gây nhiễu cho nguồn điện bằng cách truyền các tạp nhiễu này đến dây dẫn nguồn điện thong qua các dây kết nói tín hiệu bên trong chúng. Các tạp âm này sẽ theo đường dây nguồn đi vào vùng tiền khuếch đại và bộ nguồn của các thiết bị âm thanh, làm hạn chế khả năng trình diễn âm nhạc của thiết bị này.

Ngoài việc gây nhiễu cho đường nguồn AC, các thiết bị âm thanh có thiết kế mạch điện số cũng gây nhiễu cho các thiết bị khác bằng cách phát ra sóng vô tuyến hay sóng RF qua môi trường không khí.

Các mạch số hoạt động bằng xung nhịp và các chuyển mạch điện tử trong dải tần số của sóng AM; vì vậy chúng sẽ tạo tín hiệu nhiễu RF, tín hiệu nhiễu này rất dễ dàng đi vào các thiết bị điện tử của chúng ta.

Ngoài các nguyên nhân gây nhiễu cho đường nguồn AC như qua môi trường không khí, qua các dây dẫn tín hiệu bên trong các thiết bị, tín hiệu nhiễu còn được các máy móc điện tử truyền qua lại với nhau thông qua đường tiếp đất của nguồn điện AC. Đường tiếp đất này nối tất cả các khung sườn của hệ thống âm thanh lại với nhau. Vì vậy nếu một trong các thiết bị có đường tiếp đất bị nhiễu thì toàn bộ hệ thống thiết bị cũng bị ảnh hưởng theo. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các tụ lọc nguồn trong các thiết bị đã bị yếu hoặc hỏng.

Như vậy ta thấy rằng dàn máy cao cấp của chúng ta phải sử dụng một nguồn điện “bị ô nhiễm” bởi vô số các loại nhiễu và xung từ hệ thống điện và môi trường bên ngoài. Những xung nhiễu này làm hạn chế khả năng trình diễn âm thanh của dàn máy.

Làm thế nào để giải quyết nhiễu nạn?

Để cung cấp “thực phẩm sạch” cho dàn máy thì cách đơn giản nhất là sử dụng một thiết bị lọc nguồn AC. Thiết bị lọc nguồn AC không những cung cấp cho dàn máy của bạn “thực phẩm sạch” mà còn bảo vệ ngăn ngừa một số hư hỏng không đáng có bằng cách dập, hoặc hấp thụ một số xung điện cao áp xảy ra khi có sấp chớp hoặc khi đóng ngắt các thiết bị.

Hầu hết các thiết bị này sẽ tinh lọc dòng điện áp AC đi vào và triệt tiêu các tạp nhiễu trong dây dẫn lại. Một số bộ lọc có khả năng cách li từng thiết bị riêng biệt trong hệ thống máy móc của bạn bằng những biến áp cách li nhỏ. Những biến áp này sẽ phá vỡ mối liên kết về vật lý giữa các thiết bị, ngăn chặn tín hiệu nhiễu lan truyền từ thiết bị này sang các thiết bị khác.

Nguồn điện áp các li này đã được làm “sạch” và “số hóa”, cung cấp nguồn cho hệ thống âm thanh, như vậy sẽ không còn tình trạng các khu vực nhạy cảm trong các thiết bị như bộ xử lý số, bộ tiền khuyếch đại phải sử dụng nguồn điện bị “ô nhiễm”.

Một thiết bị lọc nguồn tốt cũng giải quyết được nguyên nhân nhiễu do đường tiếp đất của nguồn AC không tốt.

Ngoài ra thiết bị này còn có khả năng bảo vệ hệ thống máy móc của bạn khi có sự cố sấm sét, hay trước các xung điện mạnh.

Không phải tất cả các thiết bị lọc nguồn đều đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người sử dung, có loại có ưu điểm mặt này nhưng hạn chế mặt khác. Tuy nhiên, tính năng cơ bản của những thiết bị này là cung cấp nguồn sạch và bảo vệ hệ thống thiết bị điện tử của bạn.


Khi chọn mua một thiết bị lọc nguồn, chúng ta phải đảm bảo rằng công suất của nó phải lớn hơn công suất của các thiết bị lấy nguồn từ nó. Ngoài ra chúng ta cũng nên lưu ý các tiêu chuẩn như nhà sản xuất như UL (Underwriters Laboratories) hay CSA (Candian Standards Association) cũng như công suất chịu đựng của chúng có đáp ứng yêu cầu sử dụng của chúng ta hay không?

Nên chọn một thiết bị lọc nguồn có giá khoảng từ 50 USD tới 2500 USD tùy theo công suất và chất lượng của nó.


Một thiết bị lọc nguồn không thể làm cho hệ thống âm thanh không hay trỡ nên hay lên được, chúng chỉ đơn thuần tạo ra môi trường nguồn AC sạch, thích hợp cho hệ thống âm thanh trình diễn hết khả năng của mình mà thôi. Một thiết bị lọc nhiễu tốt sẽ cho thấy lợi ích rõ rệt của nó đối với tín hiệu âm thanh, nó sẽ tạo ra một nền âm “tinh khiết” ít tạp âm và nhiễu. Âm nhạc sẽ sống động hơn trong môi trường này. Tiếng treble sẽ êm và bay bỗng hơn.

Chúng ta không thể thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn mà không có thiết bị lọc nguồn cho hệ thống âm thanh.

Nếu bạn chưa thử trang bị một thiết bị lọc nguồn cho hệ thống âm thanh của mình, bạn sẽ không bao giờ chứng kiến được hệ thống âm thanh của mình trình diễn với 100% khả năng của nó như thế nào.

Dịch từ Hi-End Audio


Top
 Profile  
 
 Post subject:
New postPosted: Fri 04 May, 2007 03:32:04 
Offline
Advanced Member
User avatar

Joined: Tue 25 Apr, 2006 07:00:00
Posts: 66
Location: Ha`Lo^i.

Phần 5 : công suất Ampli


CÔNG SUẤT AMPLI: THỰC VÀ ẢO

Cách quảng cáo công suất của một sản phẩm ampli trên thị trường hiện nay quả là khá tuỳ hứng. Một bộ dàn mini rất … mini, chỉ nặng khoảng mươi cân cả loa mà công suất ra được quảng cáo hàng ngàn oát (!?). Thực chất công suất trên các bộ dàn mini được gọi là công suất nhạc đỉnh đầu ra hay PMPO (Peak Music Power Output). Trên thực tế công suất PMPO thường lớn gấp 20 đến 50 lần cống suất thực của ampli đó. Có nghĩa là một bộ dàn mini quảng cáo công suất 2000W PMPO thì công suất thực tế của nó chỉ vào khoảng 40 – 100W mà thôi.

Công suất ra thực sự của một ampli – RMS (Root Mean Squared) đuợc tính bằng điện áp trên tải loa nhân với dòng điện qua tải loa đó, ví dụ như trên hai đầu của một chiếc loa 8 ohm có điện áp xoay chiều 8V và dòng qua tải là 1A thì công suất thật sẽ là 8W. Trong thực tế, để biết công suất thật ở một mức volume nào đó, ta có thể làm như sau: dùng một voltmetre xoay chiều đo trực tiếp điện áp trên hai đầu cọc loa khi máy đang chạy và áp dụng công thức

Công suất thật = U2/R

Trong đó: U là điện áp.

R là trở kháng loa.

Tất nhiên phép đo này có sai số lớn vì tín hiệu âm thanh luôn luôn thay đổi nên chỉ có tác dụng tham khảo. Muốn có giá trị chính xác, bạn cần có những thiết bị phức tạp hơn như: Máy tạo sóng âm tần, voltmetre điện tử, điện trở mẫu.

Bạn cũng nên nhớ rằng bất cứ một thiết bị tiêu thụ điện nào cũng có hiệu suất nhất định. Đối với ampli cũng vậy, tuỳ theo mạch công suất của ampli hoạt động theo chế độ nào: class A, B hay AB mà hiệu suất có thể thay đổi nhưng hiệu suất bao giờ cũng nhỏ hơn 100%. Nói cách khác, công suất của một amopli luôn luôn nhỏ hơn công suất tiêu thụ điện của nó. Vậy mà cũng có nững ampli quảng cáo công suất ra kiểu như 150W x 2 kênh trong khi công suất tiêu thụ toàn máy chỉ là 100W (công suất ra lớn gấp 3 làn công suất tiêu thụ), thật vô cùng phi lý!

CÔNG SUẤT LỚN CÓ PHẢI LÀ HAY?

Công suất của một ampli là lượng, âm thanh của một ampli như thế nào lại là chất, hai khái niệm không thể đánh đồng. Tuy nhiên, không thể phụ nhận một điều rằng các hãng chế tạo ampli thường có nhiều dòng sản phẩm để đáp ứng túi tiền của nhiều đối tượng. Theo quan niệm thiết kế của nhiểu hãng, ampli công suất càng lớn, càng đắt tiền, thì càng được chú trọng vấn đề nâng cao chất lượng trong thiết kế, điều này là hoàn toàn đúng đối với ampli bán dẫn. Nói cách khác, cùng một mẻ đẻ ra, ampli bán dẫn nào có công suất lớn hơn thường là âm thanh hay hơn.

Với ampli đèn, vấn đề không hoàn toàn như thế. Chất lượng âm thanh của một ampli đèn phụ thuộc chủ yếu vào thiết kế mạch, chất lượng bóng đèn, biến áp và các phụ kiện. Một ampli 300B công suất ra 7W có thể âm thanh quyến rũ hơn nhiều so với một ampli khổng lồ hàng mấy trăm oát. Đừng bao giờ nghĩ ampli đèn công suất lớn thì tiếng luôn hay hơn công suất nhỏ. Khi chơi ampli đèn, nếu đã có loa độ nhạy cao, bạn hãy dành tiền đầu tư vào một ampli công suất nhỏ có âm thanh hay thì tốt hơn là mua một ampli công suất lớn không cần thiết.

BẠN CÓ CẦN CÔNG SUẤT LỚN?

Công suất lớn đến bao nhiêu là vừa? Có phải công suất ampli càng lớn thì càng tốt hay không?

Phải chăng công suất là thông số kỹ thuật quan trọng nhất của một chiếc ampli? Những người nghe có kinh nghiệm cho biết: với một cặp loa 8 ohm, có độ nhạy trung bình, khoảng 90 dB và một phòng nghe rộng chùng 20 m2 thì công suất ampli cần thiết để nghe ở mức dễ chịu chỉ cần khoảng 20 – 25 W RMS là đủ và tối đa cũng chẵng vượt quá 40W (công suất thật), trừ khi bạn muốn chiếc ghế xô – pha bạn ngồi phải rung lên theo tiếng nhạc thì mới cần lớn hơn. Như vậy, thực chất chúng ta vẫn thường đầu tư vào những chiếc ampli có công suất quá dư so với yêu cầu sử dụng thông thường. Với phòng nghe có kích thước 25 – 30 m2, loa 90 dB và mức nghe to vừa phải, bạn sắm một chiếc ampli bán dẫn công suất thật 60 – 70 W là đạt yêu cầu.

NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH VIỆC LỰA CHỌN CÔNG SUẤT AMPLI

Độ nhạy và trở kháng của loa:

Loa có độ nhạy càng cao thì chỉ cần ampli có công suất nhỏ.Ngược lại những loại loa được coi là “cứng đầu”, trở kháng thấp khoảng 4 Ohm, độ nhạy dưới 90 dB cần ampli có công suất lớn, dòng ra lớn (thường là loại nhiều sò cống suất lắp song song).

Kích cỡ và cách bố trí của phòng nghe:

Một căn phòng lớn hoặc chứa nhiều đồ đạc thường đòi hỏi công suất ampli lớn hơn căn phòng nhỏ và ít đồ đạc. Bởi âm thanh chúng ta nghe được là tổng hợp của các âm thanh đi trực tiếp từ loa và các âm phản xạ tường, trần, sàn nhà … Phòng nghe càng rộng, đồ đạc càng nhiều càng gây suy hao âm thanh phản xạ, tạo ra cảm giác nghe bé hơn phòng nhỏ.

Khoảng cách từ loa đến tai người nghe:

Nhân tố này không phụ thuộc vào kích thước của phòng nghe. nếu bạn ngồi xa loa, thậm trí trong một căn phòng nhỏ bạn vẫn phải cần công suất ampli lớn hơn.

Cường độ âm thanh bạn thường nghe:

Bạn thích loại nhạc nhẹ nhàng tình cảm hay bạn thích nghe nhac heavy rock? Nếu nhạc nhẹ bạn cần công suất nhỏ hơn, còn đối với nhạc rock, âm thanh phải đủ lớn mới làm cho các fan của dòng nhạc này “phê” được.

HIỆU SUẤT CỦA AMPLI:

Ampli class A:

Có hiệu suất vào khoảng 15% - 20%, tức là tiêu thụ 100W điện chỉ đưa ra công suất ra loa tối đa là 20W, 80% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất nóng. Bù lại class A có độ méo cực nhỏ và âm thanh tự nhiên nhất.

Ampli class B:

Có hiệu suất vào khoảng 70 – 80%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra loa tối đa 80W, 20% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất mát. Nhưng class B có độ méo lớn và âm thanh không hay nên ít được dùng trong các mạch audio cao cấp.

Ampli class AB:

Có hiệu suất vào khoảng 45 – 60%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra loa tối đa được 60W. Class AB là chế độ trung gian giữa class A và class B, công suất ra lớn hơn class A và độ máo nhỏ hơn class B. Class AB hiên được dùng trong hầu hết các ampli bán trên thị trường.

Vì vậy, khi mua ampli, muốn có công suất lớn hơn, bạn nên chọn ampli nào to, nặng, có công suất tiêu thụ điện lớn thì đó mới là cơ sở để có công suất ra loa thực sự.

Theo Tạp chí Nghe Nhìn

Loa cho Home Theater


Thay vì tập trung vào phân tích thiết bị quan trọng nhất của hệ thống, chúng ta hãy nghiên cứu vấn đề quan trọng nhất khi xây dựng hệ thống, đó là tìm ra loa thích hợp với phòng, với ampli và với chính xác các loa. Công việc này chiếm nhiều công sức nhất của người chơi khi xây dựng bộ dàn; nhưng chẳng có gì mất mà không được nên phần thưởng dành cho bạn sau những vất vả ấy cũng rất xứng đáng. Hơn nữa, dàn loa còn là đối tượng mà bạn tiếp xúc thường xuyên nhất…Nói như vậy không có nghĩa vai trò của loa là quan trọng nhất trong hệ thống là có nghĩa là bạn nên dành thời gian và tiền bạc cho loa một cách thích đáng. Để tìm được loa phù hợp, tốt nhất bạn nên nghe thử loa trong chính căn phòng của mình và phải đặc biệt chú ý đến tính thống nhất giữa phòng nghe ampli và loa. Bạn nên tham khảo những người có kinh nghiệm. Những lời khuyên đó sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc chọn loa, nhưng quyết định cuối cùng vẫn là đôi tai của chính bạn. Bạn cần nhớ là phòng đặt bộ dàn có ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh hơn bất cứ thiết bị nào. Trong thực tế, cùng một bộ dàn nhưng ở phòng này nghe rất hay nhưng chuyển sang phòng bên cạnh lại có thể nghe rất dở.

HỆ THỐNG LOA 5.1

Image

Muốn hiểu được yêu cầu phức tạp để đạt được sự hài hoà giữa loa và phòng cũng như giữa loa và ampli, chúng ta bắt đầu bằng những vấn đề cơ bản nhất. Hiện nay, mô hình loa thịnh hành nhất trong dàn home theater là mô hình 5.1, gồm một cặp loa trước, một loa center và một cặp surround cộng với một loa siêu trầm dành cho kênh tần số thấp. Các loa trước thường là loa cột và chiếm nhiều diện tích nhất trong hệ thống. Bạn cũng có thể thay thế bằng các loa vệ tinh nhỏ hơn nhưng âm thanh của chúng thường không bằng các loa đứng cao to. Một số loa trước là loa đứng có bộ công suất bên trong (còn gọi là powered). Với loại loa này, bạn không cần dùng đến loa siêu trầm bên ngoài nên tiết kiệm được chi phí và diện tích nhà nhưng bạn không có cơ hội thay thế và nâng cấp bộ siêu trầm, nên trước khi mua bạn cần cân nhắc tất cả các yếu tố này.

Loa center (kênh trung tâm) có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống home theater bởi vì kênh này thể hiện hầu hết tất cả phần lời thoại trong phim. Loa center thường có dạng thùng nằm ngang trong đó có 2 đến 3 loa con. Kiểu thiết kế này giúp bạn đặt loa ở vị trí trên hoặc dưới tivi dễ dàng hơn. Nếu kênh trung tâm không cùng dòng hoặc cùng thương hiệu với loa trước thì bạn phải xem nó có phối hợp tốt với loa trước không. Sự hài hoà về dải âm, âm sắc, … giữa loa trung tâm và các loa sẽ giảm thiểu những trục trặc khi hệ thống phối hợp trình diễn. Nhiều người nghe có kinh nghiệm cho biết nên chọn loa trước và loa center cùng hãng hoặc cùng dòng để nâng cao hiệu quả âm thanh.

Loa surround thông thường dùng hai loa con (1 treble, 1 mid-bass) đặt trong thùng. Một số thùng loa surround khác lai dùng tới 4 loa và đặt chéo góc với nhau nhằm tạo ra góc toả âm lớn hơn, nâng cao hiệu quả âm thanh surround.

Loa siêu trầm (subwoofer) là “chuyên gia” về các tần số thấp trong hệ thống. Nhờ mạch lọc thấp (LFE) trong receiver hoặc lắp trong chính loa này, các tầng số thấp sẽ được đưa vào bộ công suất riêng của subwoofer để khuếch đại và phát ra các tầng số thấp phục vụ cho cả hệ thống. Những âm thanh trầm hùng, những tiếng nổ rền vang rung chuyển cả căn phòng chính là nhờ subwoofer. Tần số cắt của các hệ thống theo tiêu chuẩn THX là 80Hz, tức là các âm thanh có tầng số thấp hơn mức này sẽ được mạch lọc LFE chuyển đến loa siêu trầm.

Ngày nay, phần lớn loa siêu trầm trong dàn Home – cinema là loa điện (active), tức là loa được đánh bằng chính ampli lắp bên trong nó. Do vậy, chúng chỉ cần tín hiệu mức thấp từ receiver. Nguợc lại, các loa siêu trầm không có điện (passive) lại có đầu vào tín hiệu mức cao để đấu trực tiếp vào lối ra loa của receiver. Một chiếc loa siêu trầm tốt sẽ có một số nút chỉnh mức tần số cắt và chỉnh cường độ tiếng trầm. Các nút này có tác dụng hiệu chỉnh hoàn hảo nhất sự phối hợp giữa loa siêu trầm với các loa còn lại. Hai tiêu chuẩn quan trọng nhất về loa mà bạn cần lưu ý khi kết hợp loa với một ampli là ampli và trở kháng. Độ nhạy cho bạn biết mức thanh áp của loa (đo bằng decibel) khi loa được cung cấp ở một công suất nhất định (thường là 1W). Loa càng nhạy, càng dễ đánh và không kén ampli. Còn trở kháng là đại lượng (đo bằng Ohm) thể hiện mức độ cản trỡ dòng điện của một loa đối với ampli. Trở kháng loa càng thấp thì ampli càng khó tải. Loa có trở kháng và độ nhạy thấp có thể gây khó khăn cho nhiều receiver và ampli công suất, nhất là loại ampli không có nhiều sò đấu song song ở tầng ra

Định dạng âm thanh của CD và DVD

Vẫn còn đó những CD ngày nào một thời làm mê hoặc các fan âm nhạc. Âm thanh stereo nổi bật hơn nhờ vào kỹ thuật số hóa các tín hiệu. Xuất hiện đầu thập niên 80, nó đã nhanh chóng chinh phục người nghe trên khắp thế giới. Tuy nhiên âm thanh cho các CD và VCD bây giờ không đơn thuần chỉ 2 kênh với 44.1 Khz tần số lấy mẫu. Ngành công nghệ ghi âm đã mang đôi hài vạn dặm, đi một bước dài trong kỹ thuật định dạng âm thanh. Rất nhiều hãng đã phát minh các định dạng mới mà âm thanh nó cung cấp dù trên DVD hay CD đạt đến độ diệu kỳ.

Dolby Laboratories, một công ty chuyên về nghiên cứu và phát triển các hệ thống xử lý tín hiệu âm thanh, luôn tiên phong trong việc đưa ra các kỹ thuật và các dạng chuẩn mà tới giờ đỉnh điểm của nó là tạo ra một định dạng âm thanh 7.1 kênh tách biệt. Người nghe nhạc trước đây đã khá thích thú với kỹ thuật Dolby Surround thì nay bị chinh phục hoàn toàn bởi kỹ thuật Dolby Digital vô cùng tinh tế. Nếu như Dolby Surround chỉ tạo cảm giác ảo với âm vòm thì Dolby Digital đã là một cú ngoạn mục khi lần đầu vào năm 1992 đã thực hiện thành công việc tái tạo âm thanh 5 kênh ( 2 kênh trước trái phải, 1 kênh giữa, 2 kênh surround) với đầy đủ các dải tần tách biệt, cộng thêm một kênh đặc trách âm siêu trầm (subwoofer). Thoạt tiên người ta chỉ biết đếm “dạng âm” này trong các rạp chiếu bóng, nhưng nay với xu hướng phục vụ giải trí gia đình, kỹ thuật đã được ứng dụng cho các DVD và trên cả các CD nhạc. Với các xuất phẩm Harry Poster hoặc Trân Châu Cảng ( Pearl Harbor) người ta sẽ nghe được tiếng rít của cây chổi thần hay tiếng đại bác gầm gừ từ xa đến gần thực hơn, hình tượng hơn. Đối với âm nhạc, những ai thích nghe 2 kênh thì nay sẽ được thỏa mãn hơn với kỹ thuật ghi âm theo kiểu DSD (Direct Stream Digital), một công nghệ của Sony thực hiên trên SACD (Super Audio Compact Disk), ghi tín hiệu bằng phương pháp nén thiểu tổn (lossless compression) với tần số lấy mẫu đạt đến 2,8 Mhz. Đơn giản hơn thì có HDCD (High Definition Compatible Digital), một kỹ thuật mới của Microsonics, mã hoá 20 bit vào kênh 16 bit của CD truyền thống, cũng đã được áp dụng vào CD nhạc, cho một dải động dài hơn và âm thanh chi tiết hơn. Những ai mê không khí của một buổi hòa nhạc với đầy đủ các ban bệ, thì các hãng đĩa như Chesky, ALX, nhờ ứng dụng kỹ thuật Dolby Digital 5.1, toàn bộ các âm của những nhạc cụ được phân bổ rõ ràng chi tiết nhất sẽ mang đến bạn “hương vị” bay vòng, bao phủ của âm thanh khiến bạn có cảm giác như đang ngồi trong sảnh đường của một nhà hát lớn. DTS được xem như một đối thủ đáng gờm hiện nay của Dolby Labs, sẵn sàng cạnh tranh trong các lĩnh vực từ âm nhạc, các soundtrack cho phim đến hệ thống phát thanh và các thiết bị xách tay. Về mặt cơ bản DTS cũng cho ra 5.1 kênh như Dolby Digital nhưng tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn (754 hoăc 1509 kbps) và độ nén ít hơn khiến nó được các nhà làm phim tỏ ra ưu ái và logo Dts được in trên các vỏ hộp như sự bải tín về mặt chất lượng âm thanh.

Nhằm đáp ứng các tiêu chí định dạng, các nhà sản xuất thiết bị điện tử cũng lao vào cuộc, phát minh ra các chip giải mã các chuẩn ấy. Một ampli hay một đầu DVD ngày nay phải tương thích tất cả các dạng chuẩn hiện có trên thế giới. SACD, DVD-A, HDCD, Dolby Prologic, Dolby Surround EX, Dolby Digital 5.1/7.1, DTS5.1,DTS-ES Matrix6.1,DTS-ES Discrete 7.1 Rồi một chuẩn khác nghiêm ngặt hơn chẳng những về âm thanh mà còn cả hình ảnh, môi trường chung quanh là THX của hãng Lucas film. Denon, một hãng chuyên sản xuất thiết bị nghe nhìn cao cấp cũng đã sửa soạn cho định dạng Blu-Ray cho sản phẩm của mình trong thời gian tới . Hãng loa Jamo của Đan Mạch lần đầu trên thế giới tung ra bộ loa D7PTX đáp ứng các tiêu chuẩn mới của THX Ultra 2 cho hệ thống Home Cinema.

Vâng, rất đa dạng, rất tinh vi và vô tận, khi mà nhu cầu thích lãm của con người ngày một cao thì chúng ta vẫn còn được chứng kiến và thưởng thức những thành quả sáng tạo không ngừng của các nhà nghiên cứu và sản xuất thiết bị âm thanh, hình ảnh.

Theo Luận Ngữ Âm


Top
 Profile  
 
 Post subject:
New postPosted: Fri 04 May, 2007 07:56:02 
Offline
Advanced Member
User avatar

Joined: Fri 02 Dec, 2005 07:00:00
Posts: 3754
Location: Hanoi
Rất hay, bác Jeehoon. Mời bác tiếp tục.

Em nghĩ rằng sau này những bài sưu tầm, bài viết như thế này sẽ được chọn lọc và biên tập kỹ để đưa lên trang chủ VNAV, phục vụ mục đích tham khảo thông tin của nhiều người.


Top
 Profile  
 
 Post subject:
New postPosted: Fri 04 May, 2007 11:21:10 
Offline
Advanced Member
User avatar

Joined: Tue 14 Nov, 2006 11:04:50
Posts: 518
Cảm ơn bác jeehoon vì bài post hay và hữu ích !


Top
 Profile  
 
 Post subject:
New postPosted: Fri 04 May, 2007 12:57:05 
Offline
Advanced Member
User avatar

Joined: Mon 13 Nov, 2006 11:57:14
Posts: 1183
Location: Tân Mai đạo quán - Hà Nội
Cảm ơn bác jeehoon vì bài viết rất hay, công phu, mời bác tiếp tuc.
@Bác Bachduong: ý kiến bác hay quá, ban quản trị có thể tập hợp những bài viết có chất lượng của các thành viên (trên các lĩnh vực), biên tập thành 1 cuốn "VNAV bí kíp" , lưu truyền trong "Giang hồ" bác nhỉ.

_________________
Em yêu truong em, với bao bạn thân và cô giáo hiền


Top
 Profile  
 
 Post subject:
New postPosted: Fri 04 May, 2007 13:53:07 
Offline
Advanced Member
User avatar

Joined: Fri 02 Dec, 2005 07:00:00
Posts: 5047
Location: VNAV-VCN
Thanks bác jeehoon !

@ fe_2006: cuốn Tạp Phí Lù Kinh đó được biên soạn dở dang ở chỗ này !

_________________
Keep exploring !


Top
 Profile  
 
 Post subject:
New postPosted: Fri 04 May, 2007 14:43:03 
Offline
Advanced Member

Joined: Sun 04 Dec, 2005 07:00:00
Posts: 2998
Tiếp đi bác jeehoon ới ời.
Phê quá, lâu lắm mới có bài viết hệ thống hóa thú vị thế.


Top
 Profile  
 
 Post subject:
New postPosted: Fri 04 May, 2007 17:25:10 
Offline
Advanced Member
User avatar

Joined: Tue 25 Apr, 2006 07:00:00
Posts: 66
Location: Ha`Lo^i.

PHần 6 : Pre-ampli - bộ tiền khuyếch đại


Bộ tiền khuyếch đại có rất nhiều chức năng hữu ích như khuyếch đại tín hiệu từ cần phono của đĩa than, cân bằng mức độ giữa các kênh và điều chỉnh âm lượng.

Image
Pre-ampli của Bryston.

Bộ tiền khuyếch đại hay pre-amli là trạm trung tâm trong hệ thống hi-fi. Nó nhận tín hiệu từ các thiết bị nguồn như đầu đĩa than, đầu CD, tuner, đầu chạy băng... và cho phép bạn lựa chọn các nguồn này để phát tín hiệu cho ampli công suất. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn thực hiện chuyển tín hiệu giữa các nguồn để ghi âm...

Có nhiều loại pre-ampli, mỗi loại có cấu tạo và khả năng khác nhau. Để chọn được loại phù hợp với hệ thống, bạn phải xác định rõ nhu cầu của mình. Những người chỉ dùng nguồn tín hiệu là đầu CD chẳng hạn thì không cần quan tâm đến loại pre-ampli khuyếch đại tín hiệu cực nhỏ của đầu đĩa than. Nhưng cũng có người lại muốn thật nhiều đầu vào để nối với đầu chạy băng, tuner và với nguồn âm thanh từ DVD... Ta hãy làm một cuộc khảo sát về các loại pre-ampli khác nhau và xem xét một số khái niệm thông thường về pre-ampli.



Hộp Phono RIAA
Pre-ampli cơ sở (line-stage pre-amplier) chỉ nhận tín hiệu mức cao (line-level), tức là mức tín hiệu ra từ hầu hết các nguồn tín hiệu trừ đầu đĩa than. Loại preamli này rất phổ biến do có nhiều người sử dụng đầu CD hoặc DVD làm nguồn tín hiệu chính. Nếu bạn không có đầu đĩa than, bạn chỉ cần mua một chiếc Pre-ampli kiểu này. Hiện nay, hầu hết các Pre-ampli bán trên thị trường đều là loại line-stage này.

Pre-ampli phono (còn gọi là tầng phono hay phono stage) nhận tín hiệu rất nhỏ từ catridge của đĩa than và khuyếch tán đại lên thành tín hiệu lớn ngang như tín hiệu đầu ra của đầu CD (line-level). Nó còn thực hiện việc cân bằng RIAA, tức là tăng tiếng bass và giảm tiếng treble khi đọc đĩa than để bù đắp lượng tiếng bass bị giảm và lượng tiếng treble tăng lên trong quá trình biên tập âm thanh khi làm đĩa, nhờ đó mà âm thanh được giữ cân bằng. Tầng phono có thể đứng riêng như một thiết bị độc lập hoặc tích hợp vào trong mạch điện của một Pre-ampli đầy đủ chức năng. Nếu bạn chơi đĩa than, nhất thiết phải có chế độ phono này.

Image


Pre-pre-ampli là loại pre-ampli đặc biệt, nhận tín hiệu rất thấp từ catridge loại MC và khuyếch đại nó lên thành mức tín hiệu mà Pre-ampli phono loại MM có thể chấp nhận được.

Biến áp step-up: thực hiện chức năng tương tự của một pre-pre-ampli, nhưng sử dụng biến áp thay vì mạch khuyếch đại (không cần xài điện).

Pre-ampli bán dẫn: dùng các transistor để khuyếch tán tín hiệu âm thanh.

Pre-ampli lai: sử dụng phối hợp giữa bóng đèn chân không và bóng bán dẫn.

Pre-ampli AV: pre-ampli thường là sáu kênh, có chức năng giải mã âm thanh surround như Dolby Pro-logic, Dobly digital hoặc DTS. Các pre-ampli AV còn được biết đến với cái tên bộ điều khiển home theatre (home theater controller). Khi dàn máy home theater ngày càng phổ cập với tính năng âm thanh đa kênh, các nhà sản xuất pre-ampli hi-end đã bị cuốn vào một cuộc cạnh tranh để tung ra các sản phẩm có thể hoạt động trong các hệ thống stereo hai kênh và cả đa kênh surround.

Những sản phẩm này có tên pre-ampli AV (Audio Video) hay bộ điều khiển AV. Tên thứ hai mang tính kỹ thuật, chính xác hơn, nhưng từ pre-ampli vẫn được dùng để thể hiện chức năng chính của sản phẩm này trong hệ thống.

Pre-ampli AV có ba chức năng, đó là âm thanh đa kênh, chuyển đổi đường hình ảnh, và giải mã surround. Thứ nhất, một pre-ampli AV thông thường có sáu kênh âm thanh chứ không phải là hai kênh để chạy được các kênh âm thanh 5.1 từ định dạng âm thanh surround Dolby Digital và DTS. Thứ hai, pre-ampli AV có thể chuyển đổi đồng bộ các nguồn hình ảnh cũng như âm thanh. Cuối cùng, tất cả các pre-ampli AV đều có giải mã âm thanh như Dolby Pro-Logic, Dolby Digital, DTS hoặc cả ba.

Pre-ampli digital là pre-ampli nhận tín hiệu đầu vào ở dạng số (ví dụ từ CD transport) và xử lý tín hiệu âm thanh ở dạng số. Pre-ampli digital thường có bộ chuyển đổi tín hiệu từ dạng số sang analog để có thể hoạt động với ampli công suất thông thường.

Khi các hệ thống tái hiện âm nhạc ngày càng mang tính digital, thì tất yếu pre-ampli sẽ là thiết bị được số hoá nhanh chóng. Pre-ampli digital nhận tín hiệu số từ thiết bị nguồn, rồi tiến hành xử lý tín hiệu theo kỹ thuật số, sau đó, chuyển tín hiệu số sang tín hiệu analog tạo thành đầu vào cho ampli công suất.

Thực ra thuật ngữ "tiền khuyếch đại" cũng chưa hẳn là đúng nghĩa lắm trong trường hợp này bởi ampli tiền khuếch đại mà chúng ta nói ở đây không hề khuyếch đại tín hiệu. Ta chỉ nên gọi nó là thiết bị chuyển đổi tín hiệu digital sang analog mà thôi. Trong thiết bị này có lắp công tắc chuyển nguồn, núm âm lượng, và đôi khi có cả các phím điều chỉnh âm thanh (tone control) và độ cân bằng. Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn được gọi là "pre-ampli" và được thiết kế trông tựa như một pre-ampli ânlog truyền thống bởi vì nó được sản xuất để thay thế thiết bị này.

Vì hoạt động trong vùng kỹ thuật số nên pre-ampli digital có thể thực hiện một số thao tác xử lý tín hiệu mà trước kia chúng ta không bao giờ làm được bằng kỹ thuật analog. Ví dụ: có chức năng equalizer, nén/mở rộng dải rộng, điều chỉnh độ rộng sân khấu âm thanh và các chức năng khác mà pre-ampli analog không thực hiện được. Những chức năng này chủ yếu là để chỉnh sửa các bản hoà âm có mắc các khiếm khuyết về âm thanh còn phần lớn thời gian sử dụng, bạn không nên sử dụng những chức năng này mà nên tắt nó khỏi mạch điện.

Pre-ampli số có thể có một vài đầu vào analog, những đầu vào này bỏ qua mạch số (và không tiến hành xử lý tín hiệu như đã nói ở trên). Mạch này hoạt động như Pre-ampli truyền thống. Tuy nhiên, một số máy lại số hoá các tín hiệu đầu vào dạng analog, sau đó xử lý số rồi chuyển đổi thành tín hiệu analog để đưa tới ampli công suất. Những bước chuyển đổi A/D và D/A này ắt hẳn là sẽ làm suy giảm chất lượng âm thanh.


Nếu bạn thấy pre-ampli số phù hợp với mình, hãy quan tâm tới một chức năng quan trọng của máy đó là điều chỉnh được mức độ tín hiệu đầu vào trên các đầu vào analog. Chức năng này hiển thị trên mặt máy qua một đồng hồ hoặc một dãy đèn LED cho bạn biết mức độ đầu vào. Khả năng điều chỉnh này có ý nghĩa quan trọng: nếu mức độ đầu vào quá thấp, bạn sẽ nghe thấy âm méo và tiếng ồn, nếu quá cao, tín hiệu sẽ bị méo khi lên cao trào.

Trong một số trường hợp, nó có thể thay thế pre-ampli cơ sở. Vị trí của nó là nằm giữa thiết bị nguồn và ampli công suất. Thay vì khuyếch đại tín hiệu nguồn, bộ điều khiển âm lượng thụ động chỉ giảm mức độ tín hiệu chạy ra ampli công suất. Âm lượng được điều chỉnh qua núm âm lượng đầu ra của đầu lọc hay bộ xử lý này.

Một vấn đề được nhiều bạn quan tâm là pre-ampli cần có phần chỉnh âm sắc hay không. Xu hướng ngày nay của "dân chơi sành điệu" là không chuộng mạch điệu chỉnh âm sắc, vì như vậy, pre-ampli sẽ phải có thêm các bo mạch, tín hiệu phải đi qua thêm nhiều tầng hơn, điều này làm giảm độ trung thực của âm thanh. Một số người khác lại vẫn thích có mạch này vì họ muốn điều chỉnh theo ý thích của mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những pre-ampli cao cấp thường lại có cấu tạo khá đơn giản, nhất là loại line-stage dùng đèn. Nhờ sự giản dị đó, tín hiệu ít bị can thiệp và âm thanh sẽ trung thực nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét