Không nên đặt loa quá gần thiết bị điện tử
Hiện nay, giá để dàn máy audio - video được sử dụng ngày càng nhiề, phổ biến là loại giá có chỗ đặt tivi 21-25 inch ở giữa, đặt loa thùng lớn ở hai bên, phía dưới để đầu video, VCD, amply. Về hình thức, giá như vậy là tiện dụng, nhưng về kỹ thuật loa có thể tạo ra những chấn động cơ học, làm ảnh hưởng đến tivi và các thiết bị điện tử khác.
Hiện nay, giá để dàn máy audio - video được sử dụng ngày càng nhiề, phổ biến là loại giá có chỗ đặt tivi 21-25 inch ở giữa, đặt loa thùng lớn ở hai bên, phía dưới để đầu video, VCD, amply. Về hình thức, giá như vậy là tiện dụng, nhưng về kỹ thuật loa có thể tạo ra những chấn động cơ học, làm ảnh hưởng đến tivi và các thiết bị điện tử khác.
Một số lớn giá để tivi hiện nay làm bằng ván ép hoặc sườn sắt lót tôn dày. Những kệ như vậy truyền chấn động rất tốt. Nếu loa có đường kính lớn, mở công suất lớn thì khi đặt tay lên kệ ta sẽ cảm thấy rung rung. Những chấn động này về lâu dài không tốt đối với những thiết bị điện tử như tivi, video cassette, VCD... Các chấn động cơ học có thể làm cho xung đồng bộ không ổn định, tín hiệu xung bị ảnh hưởng do mạch xung đồng bộ bị rung, có thể làm các mối hàn bị hở ra, không tiếp xúc tốt.
Tốt hơn hết, bạn không nên đặt loa có đường kính lớn chung giá với tivi và các thiết bị điện tử bộ phận cơ khí chính xác. Nên treo loa lên tường hoặc đặt trên những giá rời. Làm như vậy, bạn vẫn có thể vặn volume hết cỡ, khai thác khả năng của dàn loa công suất lớn mà không sợ ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử khác. Trường hợp bắt buộc phải đặt loa chung với giá tivi, bạn nên lót tivi và loa bằng một lớp vải mềm để giảm thiểu chấn động.
Lựa chọn hệ thống âm thanh không giống như khi sắm các thiết bị gia dụng, bởi các thiết bị âm thanh ảnh hưởng sâu sắc đến cảm nhận của bạn khi thưởng thức nghệ thuật âm nhạc. Người ta ví hệ thống hi-fi như một con tàu. “Con tàu” đó càng tốt bao nhiêu sẽ càng đưa bạn đi xa bấy nhiêu trong cuộc “du ngoạn” đầy thú vị vào thế giới âm nhạc.
Lựa chọn một bộ dàn vừa ý luôn là vấn đề phức tạp, dễ làm nản chí người chơi âm thanh vì công việc này rất khó. Nhưng khi được trang bị một số kiến thức, bạn có thể biến bộ dàn hi-end trong mơ của mình trở thành hiện thực.
Trước hết chúng ta cùng hình dung cấu trúc của một dàn âm thanh. Về cơ bản, nó gồm ba loại thiết bị chính: thiết bị nguồn, thiết bị điều khiển và thiết bị tái hiện.
Thiết bị nguồn là bất kỳ thiết bị nào làm nhiệm vụ khôi phục tín hiệu âm thanh từ các phương tiện lưu trữ thông tin. Đầu CD, SACD, đầu đĩa than, tuner và đầu chạy băng.v.v. là các thiết bị nguồn. Chúng là những mắc xích đầu tiên trong dây chuyền tái hiện âm thanh.
Thiết bị điều khiển là preampli. Nó nhận tín hiệu từ các thiết bị nguồn, rồi chọn lọc các thiết bị này chuyển tới ampli công suất. Preampli (còn có tên gọi tiền khuyếch đại) là phần trung tâm của hệ thống hi-fi. Tất cả các thiết bị nguồn đều chạy qua preampli. Nó điều khiển cả cường độ âm thanh, âm sắc và đường dẫn tín hiệu.
Thiết bị tái hiện gồm ampli công suất và loa. Chúng hợp tác với nhau để chuyển hóa đầu ra của preampli thành âm thanh chúng ta nghe được.
Bất kỳ ai khi mới bắt đầu sắm dàn cũng phải quan tâm đến việc sẽ dành bao nhiêu tiền, nhất là ở Việt Nam, vấn đề tài chính càng phải được cân nhắc. Vì thế, bài viết đầu tiên của chúng tôi trong số này cũng xin nói chuyện “đầu tiên” trong quá trình chọn lựa dàn, đó là nên dành bao nhiêu tiền để mua dàn và phân chia số tiền đó như thế nào cho mỗi thiết bị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét